• Khai hải quan là một trong những bước quan trọng không thể thiếu trong quy trình nhập khẩu hàng hóa. Đối với hàng nhập khẩu theo điều kiện FOB và CIF công ty Linh kiện điện tử Nhật Hoa đều phải tự làm thủ tục hải quan để nhập khẩu.

BƯỚC 3: THUÊ TÀU VÀ MUA BẢO HIỂM (nếu có)

• Do Linh kiện điện tử Nhật Hoa chuyên nhập khẩu các thiết bị, vật liệu từ các quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản,…Nên khoảng cách địa lý xa, mặt khác các mặt hàng nhập khẩu có khối lượng lớn nên vận chuyển chủ yếu bằng đường biển. Tùy theo đại điểm của khách hàng mà cảng đến là cảng Hải Phòng hoặc cảng Cát Lái.

• Việc thuê phương tiện vận tải phục vụ cho chuyên chở hàng hoá có ý nghĩa quan trọng đối với quy trình thực hiện hơp đồng nhập khẩu, Nó trực tiếp ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng, đến sự an toàn của hàng hoá và có liên quan nhiều đến nội dung của hợp đồng. Chính vì vậy, khi thuê phương tiện vận tải cần phải hiểu và nắm chắc nghiệp vụ cũng như cần có kinh nghiệm thực tế, nhất là trong trường hợp thuê tàu biển (một lĩnh vực rất phức tạp). Căn cứ vào điều kiện được quy định trong hợp đồng mà việc thuê tàu có thể do bên mua hoặc bên bán thuê,

Hiện tại công ty thường nhập khẩu theo 2 điều kiện là FOB và CIF trong Incoterm 2010.

• Nếu theo điều kiện FOB thì Linh kiện điện tử Nhật Hoa sẽ là bên lo việc thuê tàu. Do việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì vậy thông thường, Linh kiện điện tử Nhật Hoa thường uỷ thác việc thuê tàu, lưu cước cho một công ty vận tải chuyên nghiệp.

• Để tiến hành thuê phương tiện vận chuyển thì bên nhà cung cấp sẽ thông báo cho Linh kiện điện tử Nhật Hoa về thời gian hoàn thành việc sản xuất, ngày giao hàng dự kiến, cảng bốc hàng.(Quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử tại công ty)

• Lựa chọn Forwarder uy tín và ký hợp đồng chuyển. Sau đó, Linh kiện điện tử Nhật Hoa sẽ chuyển những thông tin bên bán cung cấp cho Forwarder để chuẩn bị tàu. Khi sắp xếp xong chuyến tàu cho lô hàng, Linh kiện điện tử Nhật Hoa sẽ thông báo cho nhà cung cấp những thông tin về tên tàu và số hiệu tàu, ngày dự kiến tàu vào nhận hàng, ngày dự kiến rời cảng, đặc biệt là tên người phụ trách và hãng hay đại lý vận tải kèm theo điện thoại và fax liên hệ tại quốc gia bên xuất khẩu.… để nhà xuất khẩu thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng. Trong quá trình chỉ định tàu, Linh kiện điện tử Nhật Hoa phối hợp theo dõi và giám sát việc liên hệ giữa Forwader với nhà cung cấp. Sau đó Linh kiện điện tử Nhật Hoa sẽ tiến hành thanh toán cước phí ( trả trước hay trả sau) cho Forwarder theo yêu cầu và ủy quyền cho bên bán lấy vận đơn.

• Nếu lựa chọn điều kiện CIF thì bên phía nhà xuất khẩu sẽ thuê tàu đồng thời chịu mọi chi phí liên quan đến vận chuyển. Sau khi đã thuê phương tiện vận tải, bên nhà xuất khẩu sẽ thông báo tên và số hiệu tàu, lịch vận chuyển của tàu để bên Linh kiện điện tử Nhật Hoa thông báo cho Forwarder tiến hành ra cảng nhận hàng.

Lưu ý: Bên cạnh đó hai bên cũng cần lưu ý phải ghi rõ cảng bốc dỡ hàng trong hợp đồng để hạn chế trường hợp sai sót trong việc vận chuyển. Chẳng hạn như nếu giao hàng ở Hà Nội thì Linh kiện điện tử Nhật Hoa sẽ quy định rõ trong hợp đồng cảng dỡ là cảng Hải Phòng cũng như nếu giao hàng tại TPHCM thì Linh kiện điện tử Nhật Hoa sẽ quy định cảng dỡ là cảng Cát Lái.

MUA BẢO HIỂM : Bên cạnh việc thực hiện các thủ tục vận chuyển hàng, thuê phương tiện vận tải theo các điều kiện trên. Công ty cũng đồng thời tiến hành mua bảo hiểm cho lô hàng (nếu có)(Quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử tại công ty)

Hàng hoá chuyên chở trên đường thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất vì thế để hạn chế những rủi ro trong vận chuyển do thiên tai, quá trình bốc dỡ hàng hoặc do yếu tố thời tiết. Việc mua bảo hiểm là một thủ tục cần thiết trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giúp đảm bảo nguyên giá trị và chất lượng của lô hàng từ lúc hàng được bốc lên tàu ở cảng đi cho đến khi hàng được chuyển đến tay nhà nhập khẩu. Việc mua bảo hiểm cũng phụ thuộc vào 2 điều kiện FOB và CIF.

• Theo điều kiện CIF, CIP thì nghĩa vụ của người bán phải mua bảo hiểm vì lợi ích của người mua nhưng chỉ phải mua bảo hiểm ở một mức tối thiểu. Còn trong các điều kiện khác, các bên tự quyết định việc mua bảo hiểm nếu họ cảm thấy cần thiết tức là không bắt buộc phải mua bảo hiểm.Các đơn vị kinh doanh khi mua bảo hiểm phải xác lập nên một hợp đồng bảo hiểm.

• Theo điều kiện FOB, Linh kiện điện tử Nhật Hoa sẽ tự mua bảo hiểm cho lô hàng của mình. Thường thì công ty sẽ ký hợp đồng với các công ty bảo hiểm như Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo hiểm quân đội, Bảo hiểm Bưu điện PTI, Bảo hiểm PJCO Petrolimex theo điều kiện bảo hiểm loại A.

Để mua được bảo hiểm, Linh kiện điện tử Nhật Hoa cần phải có hợp đồng ngoại thương và các chứng từ liên quan đến việc giao hàng theo hợp đồng đó.

Mua bảo hiểm cho lô hàng được tiến hành theo các nghiệp vụ sau:

- Liên hệ với một trong các công ty bảo hiểm mà Linh kiện điện tử Nhật Hoa thường ký hợp đồng lấy thông tin về cước phí của loại bảo hiểm cần mua.

- Đàm phán và ký kết hợp đồng bảo hiểm.

- Cung cấp đầy đủ các thông tin mà công ty bảo hiểm cần như loại hàng hóa, số lượng, số ký mã hiệu, thư tín dụng, hợp đồng mua bán, hóa đơn; Giá trị hàng hóa;Tuyến hành trình; Điều kiện bảo hiểm; Số vận đơn; Tên phương tiện vận chuyển, ngày khởi hành.

- Điều quan trọng nhất đối với quyền lợi của người mua bảo hiểm là chọn mua theo điều kiện bảo hiểm nào (ICC A, B, C), số tiền bảo hiểm là bao nhiêu (CIF, 110% CIF …) và tỷ lệ phí là bảo hiểm là bao nhiêu? (thường căn cứ theo chủng loại hàng hóa và phương thức đóng gói).

- Thanh toán cước phí và nhận giấy chứng nhận bảo hiểm (Cargo Insurance certificate)

BƯỚC 1: GIAO DỊCH, ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU

Sau khi các dự án đấu thầu của công ty được thông qua thì công ty bắt đầu đàm phán với các nhà cung ứng. Đây là một trong những bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất của quy trình nhập khâu hàng hóa, nếu thương lượng, đàm phán tốt Linh kiện điện tử Nhật Hoa có thể tiết kiệm được một khoản tiền do được giá ưu đãi hoặc được nhận chiếc khấu, giảm giá. Đàm phán là việc hai bên bàn bạc trao đổi với nhau về các điều kiện mua bán để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng.

Vì hỏi hàng không ràng buộc trách nhiệm hai bên với nhau, nên Linh kiện điện tử Nhật Hoa có thể hỏi gửi thư hỏi hàng đến nhiều nhà cung cấp khác nhau. Trước tiên, dựa trên những nhà cung cấp cũ mà mình đã ký hợp đồng, Linh kiện điện tử Nhật Hoa sẽ chủ động gửi thư hỏi hàng cho nhà cung cấp, sau đó họ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa, quy cách, phẩm chất, giá cả, số lượng, bao bì đóng gói, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, và các điều khoản thương mại khác,…. sau khi xem xét thông tin mà các đối tác cung cấp, nếu bên nào cung cấp thông tin phù hợp, giá cả phải chăng thì Linh kiện điện tử Nhật Hoa sẽ liên hệ để xác nhận việc hợp tác và tiến hành đàm phán, thương lượng về giá cả hàng hóa và các điều khoản trong hợp đồng để thống nhất lại các điều khoản giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng, thông thường để tiết kiệm chi phí và thời gian, hai bên sẽ đàm phán qua mail, fax hoặc sky.(Quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử tại công ty)

Sau khi việc đàm phán, thương lượng giữa hai bên đã đi đến thống nhất, Linh kiện điện tử Nhật Hoa sẽ gửi đơn đặt hàng (PURCHASE ORDER) trong đó ghi rõ tên và số lượng hàng hóa cho nhà cung cấp, Dựa trên những thông tin về hàng hóa mà Linh kiện điện tử Nhật Hoa cung cấp, bên bán sẽ soạn thảo hợp đồng và hai bên sẽ đi đến ký kết, hợp đồng được ký thông qua mail hoặc fax...

Hợp đồng ngoại thương của nước ta bắt buộc phải thể hiện dưới hình thức văn bản. Bởi đây là hình thức tốt nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của cả hai bên, nó xác định rõ ràng mọi quyền lợi của cả hai bên, tránh được những hiểu nhầm do không thống nhất về quan niệm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thống kê, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện.

Hợp đồng nhập khẩu gồm có các điều khoản chủ yếu sau:

+ Phần mở đầu: ghi thông tin về số hợp đồng, ngày và nơi ký hợp đồng, về chủ thể hợp đồng ( tên giao dịch, địa chỉ, số điện thoại…).

+ Điều khoản tên hàng: Tên hàng phải ghi rõ ràng chính xác, có thể ghi cụ thể địa danh sản xuất ( xuất xứ hàng hóa), nhà sản xuất, quy cách, tên thông dụng, tên thương mại, tên khoa học (nếu có)…

+Điều khoản số lượng: ghi rõ số lượng, khối lượng, quy cách, đơn vị đo lường. Nếu số lượng quy định khoảng chừng phải có một sai số có thể chấp nhận được. Trọng lượng hàng có thể tính cả trọng lượng bì hoặc không ( phải ghi rõ).

+ Điều khoảng phẩm chất: Hợp đồng phải ghi rõ tiêu chuẩn quy định phẩm chất hàng hóa, tính năng cơ, lý, hóa, công suất, hiệu suất ( máy móc), thẩm mỹ… để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác. Cũng có thể căn cứ vào mẫu hàng hóa và các tài liệu kỹ thuật, nhãn hiệu hàng hóa hay căn cứ vào một tiêu chuẩn được công nhận trong tập quán

+ Điều khoản bao bì: Điều quan trong trong kinh doah quốc tế là phải đảm bảo hàng hóa có bao bì phù hợp tính năng, hình dáng kích thước của hàng hóa và phương thức vận tải.

+ Điều khoản giao hàng: Công ty thường áp dụng điều kiện giao hàng FOB CIF trog Incoterm 2010.

+ Điều khoản giá cả: bao gồm đồng tiền tính giá và tỷ giá. Tùy theo điều kiện mà hai bên thỏa thuận, đồng tiền tính giá có thể dùng tiền của nước nhập khẩu, xuất khẩu hoặc một nước thứ ba. Tỷ giá áp dụng theo thỏa thuận của hai bên.

+ Điều khoản giao hàng: xác định thời hạn, địa điểm, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng. Thời hạn giao hàng là thời hạn mà nhà xuất khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Nếu hai bên không có thỏa thuận gì khác thì thời hạn này là lúc chuyển giao rủi ro, tổn thất từ bên xuất khẩu sang bên nhập khẩu.(Quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử tại công ty)

+ Điều khoản thanh toán : hai bên thỏa thuận đồng tiền thanh toán, thời gian thanh toán, phướng thức thanh toán và các điều kiện đảm bảo hối đoái.

+ Phương thức thanh toán: Công ty chủ yếu chọn phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ và chuyển tiền.

+ Điều khoản bảo hành: là sự bảo đảm của người bán về chất lượng hàng hóa trong thời gian nhất định được gọi là thời hạn bảo hành. Hai bên thỏa thuận về phạm vi đảm bảo của bên xuất khẩu, thời gian bảo hành và trách nhiệm của bên xuất khẩu trong thời gian bảo hành.

+ Điều khoản bất khả kháng: Hai bên thỏa thuận trách nhiệm cảu mỗi bên trong trường hợp rủi ro xảy ra.

Sau khi hợp đồng nhập khẩu được ký kết, tức là nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên cũng bắt đầu có hiệu lực. Bên xuất khẩu phải có trách nhiệm thực hiện hợp đồng trước, tiến hành sắp xếp các công việc cần làm. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có phát sinh sự cố thì hai bên phải trao đổi cho nhau, bàn bạc hướng giải quyết. Để thực hiện hợp đồng nhập khẩu, Linh kiện điện tử Nhật Hoa cần thực hiện các công việc sau