Bài Giảng Hôn Phối Hay Nhất
(bài giảng Kỹ năng tư vấn hôn nhân và gia đình – VB 2, ĐH Luật Hà Nội, 2017)
Tư vấn về nội dung của việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
– Tư vấn về vấn đề tài sản: đảm bảo quyền lợi hợp pháp về tài sản, tránh bị tẩu tán tài sản
– Chứng cứ nêu ra để được ly hôn
– Vấn đề ủy thác tư pháp của tòa VN cho tòa án nước ngoài với trường hợp đương sự ở nước ngoài
Vấn đề 2: Kỹ năng tư vấn về quyền và nghĩa vụ nhân thân và phòng chống bạo lực gia đình giữa vợ và chồng
– Chuẩn bị kiến thức chuyên môn:
+ Luật Hôn nhân gia đình 2014 và nghị định hướng dẫn thi hành: nhóm các quy định về quyền nhân thân
+ Bộ luật dân sự: phần quy định về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng
+ Luật phòng chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành
+ Nghị định 112/2015 quy định xử phạt vi phạm trong 6 lĩnh vực, trong đó có hôn nhân gia đình
+ Nghị định 67/2013 quy định xử phạt về bạo lực gia đình
+ Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm trong Bộ luật hình sự
– Chuẩn bị kiến thức về kỹ năng:
II. Tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình giữa vợ và chồng
– Đây là vấn đề tư vấn rất phức tạp. Vì thường khách hàng sẽ không thể mô rả rõ ràng hành vi bạo lực mà mình phải gánh chịu, họ thường lo sợ, hoảng hốt, ngại ngùng.
– Các hình thức bạo lực gia đình: bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác, bạo lực tình dục, và bạo lực kinh tế.
Sự phân chia chỉ là tương đối, vì bạo lực thể xác hay tình dục đều dẫn đến xâm hại tinh thần
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với việc xin tinh trùng, trứng, phôi và xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này
– Suy nghĩ kỹ, sự quyết tâm trước khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
– Cân nhắc, lường trước các rủi ro khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
– Chuẩn bị tinh thần để chấp nhậ những kỹ thuật y tế trong quá trình thực hiện, tình trạng sức khỏe thể chất
– Xác định tình cảm, trách nhiệm cũng như những rủi ro có thể có đối với đứa trẻ được sinh ra với tư cách làm cha, mẹ của đứa trẻ
– Hệ quả pháp lý của việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Tư vấn về nuôi con nuôi trên thực tế
– Khái niệm nuôi con nuôi thực tế:
– Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi thực tế
– Các dạng nuôi con nuôi trên thực tế
– Giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc nuôi con nuôi trên thực tế
Tư vấn về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng khi ly hôn
– Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Tình huống: Chị A xin tư vấn về việc muốn đăng ký kết hôn ngay sau khi ly hôn, hỏi có được không?
Trả lời: Nếu việc giải quyết ly hôn bằng quyết định thuận tình ly hôn thì ngay sau khi quyết định thuận tình ly hôn ban hành, chị A có thể kết hôn với người tình của mình.
Nếu việc giải quyết ly hôn bằng phán quyết của tòa án thì phải đợi đến khi bản án có hiệu lực thì mới được kết hôn với người tình (không được kết hôn ngay sau khi có bản án, vì lúc đó bản án chưa có hiệu lực, nếu kết hôn sẽ vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng)
Tình huống: Chị A đã ly hôn với anh B. Nhưng sau ly hôn anh B vẫn thường xuyên tìm cách đến “quấy nhiễu” cuộc sống của chị A, lấy lý do để chăm sóc đứa con đang ở với chị A. Hãy tư vấn cho chị A?
Trả lời: Theo quy định của PL thì khi quyết định / bản án ly hôn có hiệu lực thì hôn nhân chấm dứt, và 2 người phải tôn trọng cuộc sống riêng của nhau. Tư vấn viên khéo léo chuyển thông điệp tới đối phương của khách hàng rằng nếu họ không tôn trọng quyền của khách hàng của mình thì khách hàng của mình có quyền nhờ sự can thiệp của cơ quan chức năng (vi phạm quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm; vi phạm quyền bảo vệ cuộc sống bình thường; hoặc ở mức độ nhất định có thể vi phạm luật phòng chống bạo lực gia đình). Nếu đối phương vẫn không ngừng lại thì tư vấn cho khách hàng tố cáo hành vi của đối phương tới cơ quan chức năng, có thể bị xử lý vi phạm hành chính, nếu hành vi cấu thành tội phạm thì có thể xử lý hình sự.
Tình huống: Chị A sau ly hôn vẫn thường xuyên bị chồng cũ B viện cớ đến thăm con làm phiền cuộc sống riêng, anh B thường 12 giờ đến gõ cửa đòi thăm con. Tư vấn cho chị A.
Trả lời: Hành vi của anh B là hành vi bạo lực về tinh thần, là 1 trong các hành vi bạo lực gia đình. Nếu không chấm dứt thì chị A có thể yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp.
Cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn
Tình huống: Chị A sau ly hôn rất khó khăn vì thu nhập rất thấp. Chị A muốn người chồng hỗ trợ. Hãy tư vấn cho chị A.
Trả lời: Tư vấn về điều kiện để được cấp dưỡng được quy định theo Luật HNGĐ.
III. Tư vấn về sinh con và xác định cha, mẹ, con trong trường hợp áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
– Tư vấn viên phải nắm chắc thế nào là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Tư vấn về thẩm quyền đăng ký kết hôn
– Phải nắm được các quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn trong Luật hộ tịch
– Theo Luật hộ tịch 2014 thì việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện (trước đây là UBND cấp tỉnh). Trừ trường hợp ở các xã giáp biên giới thì sẽ do UBND cấp xã cấp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Luật hộ tịch 201 cũng đã bỏ thủ tục phỏng vấn khi đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên Nghị định 123/2015 hướng dẫn Luật hộ tịch 2014 thì vẫn quy định có thể phỏng vấn trong trường hợp cần thiết (VD khi thấy có dấu hiệu của việc lợi dụng kết hôn vì mục đích khác)
– Các giấy tờ cần thiết để đăng ký kết hôn: do cơ quan hộ tịch cung cấp. Riêng với Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì thẩm quyền thuộc UBND cấp xã nơi người đó thường trú, và Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp
– Khách hàng có thể yêu cầu tư vấn “lách” PL VN bằng cách đăng ký kết hôn ở nước ngoài, sau đó về VN yêu cầu công nhận (thủ tục di trú việc kết hôn)
– Tư vấn viên cần nói với khách hàng phải thực sự tỉnh táo khi kết hôn với người nước ngoài, vì rất có thể bị lừa dối, bị lợi dụng cho mục đích nào đó.
Đồng thời phải cho họ biết họ cần phải hiểu biết về văn hóa, PL, về phong tục tập quán của đất nước mà người họ kết hôn có quốc tịch
Tư vấn cho họ nếu xảy ra việc quyền lợi của họ bị xâm hại thì sẽ làm gì để bảo vệ.
Chú ý: trường hợp 2 người VN học tập hoặc công tác ở nước ngoài kết hôn với nhau thì không thuộc trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Tư vấn về quyền yêu cầu ly hôn
– Chủ thể của ly hôn: rất đa dạng, có thể là bất kỳ ai
– Vợ, chồng hoặc cả 2 vợ chồng đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ
– Các quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ được quy định trong Điều 70, 71 Luật HNGĐ 2014:
+ yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ
+ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật
– Các quyền và nghĩa vụ này không chỉ được quy định trong PL mà còn là đạo hiếu của dân tộc