Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm

Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế học gì?

Sinh viên chuyên ngành Luật thương mại quốc tế được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật trong lĩnh vực giao thương quốc tế, chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, nhuần nhuyễn trong kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài... Chương trình đào tạo của UEF được xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo tiên tiến ở các nước trên thế giới, đảm bảo trang bị kiến thức có hệ thống và đạt chuẩn quốc tế về pháp luật thương mại trên nền tảng pháp luật cơ bản. Kết hợp với quá trình học việc của sinh viên tại các công ty luật, các luật sư chuyên nghiệp sẽ được mời tham gia giảng dạy các môn học chuyên sâu, nhằm giúp sinh viên sớm phát huy năng lực hành nghề ngay sau khi tốt nghiệp.

Luật thương mại quốc tế là chuyên ngành sâu của ngành Luật quốc tế

Ngoài ra, sinh viên được rèn luyện kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng thương mại với các đối tác trên thế giới, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng tại các tòa án, trọng tài thương mại quốc tế,... Các bạn còn được trau dồi yếu tố ngoại ngữ, đặc biệt là sử dụng thành thạo tiếng Anh pháp lý khi đảm trách nhiệm vụ trong môi trường thương mại toàn cầu.

Thực tiễn cho thấy, sự giao thoa mạnh mẽ của các nền kinh tế trên thế giới thường phát sinh những vấn đề phức tạp có liên quan và cần đến sự can thiệp của luật pháp. Do đó những công việc liên quan đến ngành luật kinh tế luôn luôn cần thiết. Đặc biệt, nguồn nhân lực có kiến thức sâu rộng về thương mại quốc tế, nắm vững luật pháp và thành thạo ngoại ngữ,... trở thành đòi hỏi bức thiết trong những năm qua. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên Ngành Luật Thương mại quốc tế có thể đảm nhiệm vị trí chuyên gia tư vấn Luật tại: - Các đơn vị về hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế hoặc pháp chế của các Bộ, ngành và các cơ quan Nhà nước; Các tổ chức Quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ tại các nước và tại Việt Nam; các toà án ; - Các công ty luật chuyên về pháp luật quốc tế, các công ty luật nói chung, các tổ chức trọng tài thương mại; - Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là các công ty có hoạt động thương mại quốc tế;. - Hoặc trở thành giảng viên về ngành Luật kinh tế tại các trường Đại học, Cao đẳng...

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

Tổ hợp môn: A01: 26.7 C00: 28.2 D01: 26.7 D03: 25.7 D04: 25.7 D06: 25.7 D07: 26.7

- Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 25.7 (D03, D04, D06); 26.7 (A01, D01, D07); 28.2 (C00).

- Xét tuyển sớm dựa trên kết quả học tập bậc THPT kết hợp với điểm ưu tiên (bao gồm điểm ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT (nếu có) và điểm ưu tiên theo quy định của Học viện)

- Điểm trung bình cộng của 3 HK bất kỳ trong 5 HK lớp 10, 11, 12: ≥ 8.0.

- Điểm chuẩn trung bình năm 2023: 26.75 (A01, D01, D07).

Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Xét tuyển học lực kết hợp phỏng vấn

Xét tuyển sớm dựa trên kết quả phỏng vấn và điểm ưu tiên (bao gồm điểm ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT (nếu có) và điểm ưu tiên theo quy định của Học viện) đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế còn thời hạn.

Giới thiệu ngành Luật thương mại quốc tế DAV

Sinh viên theo học ngành Luật thương mại quốc tế (Mã ngành: 7380109) của Học viện Ngoại giao sẽ được trau dồi kiến thức cơ bản về pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam; có khả năng vận dụng kiến thức cơ bản của ngành và kiến thức chuyên sâu để giải quyết các vấn đề pháp lý thương mại quốc tế trên thực tế; có kiến thức ngoại ngữ cần thiết để làm việc trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Ngành Luật thương mại quốc tế là một trong những ngành mới được mở từ năm 2022. Bên cạnh đó, còn được trang bị các phương pháp và kỹ năng thực hành nghề luật; có khả năng tư duy, nghiên cứu, nhận diện, giải quyết vấn đề; có kỹ năng đàm phán, tư vấn pháp lý và làm việc với khách hàng; ... Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tự tin đảm nhận các vị trí như: nhân viên tư vấn luật và cung cấp dịch vụ pháp lý; làm việc hoặc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, Viện Kinh tế; hoặc có cơ hội giảng dạy luật thương mại quốc tế, luật kinh tế tại các trường đào tạo ngành luật trên cả nước.

Khóa học cung cấp hệ thống kiến thức hoàn chỉnh, đồng bộ liên quan đến các thiết chế thương mại quốc tế và cơ sở pháp lý để vận hành hệ thống thương mại quốc tế hiện đại. Khóa học Luật thương mại quốc tế trang bị cho người học những hiểu biết nền tảng về các nguyên tắc, quy định vận hành hoạt động thương mại quốc tế đồng thời nắm vững những vấn đề pháp lý chủ yếu liên quan đến các hợp đồng thương mại quốc tế cùng các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ đó. Môn học giúp người học nhận thức rõ về các nguyên tắc, quy định vận hành hoạt động thương mại quốc tế đồng thời nắm vững những vấn đề pháp lý chủ yếu liên quan đến các hợp đồng thương mại quốc tế cùng các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh.

Luật thương mại quốc tế bao gồm những quy tắc và tập quán phù hợp để thực hiện trao đổi thương mại giữa các quốc gia.[1] Tuy nhiên, nó cũng được dùng một cách không chính xác trong lối viết pháp lý như là thương mại giữa các khu vực kinh tế tư nhân của các nước. Ngành luật này hiện nay là một ngành nghiên cứu độc lập khi mà hầu hết các chính phủ đã trở thành một phần của thương mại thế giới, thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Vì sự trao đổi giữa các khu vực kinh tế tư của các quốc gia là một phần quan trọng của các hoạt động WTO, ngành luật này giờ đây là một phần rất quan trọng của các công trình học thuật và đang được nghiên cứu ở nhiều trường đại học trên toàn cầu.

Luật thương mại quốc tế nên được phân biệt với một lĩnh vực rộng hơn, là luật kinh tế quốc tế. Luật kinh tế quốc tế bao trùm không chỉ luật WTO, mà còn cả luật điều chỉnh hệ thống tiền tệ quốc tế và việc quản lý tiền tệ, cũng như luật phát triển quốc tế.

Hệ thống các quy tắc cho thương mại xuyên quốc gia trong thế kỷ 21 bắt nguồn từ pháp luật thương mại thời trung cổ gọi là lex mercatoria và lex maritima — lần lượt mang nghĩa, "luật cho thương gia trên cạn" và "luật cho thương gia trên biển." Luật thương mại hiện đại (vượt ra ngoài các hiệp định song phương) bắt đầu một thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới II, với việc đàm phán một hiệp ước đa phương điều chỉnh thương mại hàng hóa: Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT).

Luật thương mại quốc tế dựa trên những lý thuyết của chủ nghĩa tự do kinh tế được phát triển ở châu Âu và sau đó là Hoa Kỳ từ thế kỷ 18 trở đi.

Luật thương mại quốc tế là một tập hợp những quy tắc pháp lý của "pháp luật quốc tế" và lex mercatoria mới, điều chỉnh các quan hệ trong thương mại quốc tế. "Pháp luật quốc tế" – các hiệp ước quốc tế và đạo luật của các tổ chức liên chính phủ quốc tế điều chỉnh các quan hệ trong thương mại quốc tế. Lex mercatoria là "luật cho thương gia trên cạn"; Alok Narayan định nghĩa "lex mercatoria" là "bất kỳ luật nào liên quan đến kinh doanh", Giáo sư Julius Stone đã phê phán cách nhìn này. Lex maritime là "luật cho thương gia trên biển". Alok trong bài viết gần đây của mình đã cho rằng định nghĩa này "quá hẹp" và "hoàn toàn mang tính sáng tạo". Giáo sư Dodd và Giáo sư Malcolm Shaw của Đại học Leeds ủng hộ quan điểm này.

Năm 1995, Tổ chức thương mại thế giới, một tổ chức chính thức có chức năng điều chỉnh thương mại, được thành lập. Đây là bước phát triển quan trọng nhất trong lịch sử luật thương mại quốc tế.

Những mục đích và cơ cấu của tổ chức được quy định bởi Hiệp định Thành lập Tổ chức thương mại thế giới, còn có tên "Hiệp định Marrakesh". Văn bản này không đưa ra cụ thể các quy tắc điều chỉnh thương mại quốc tế ở các lĩnh vực. Các quy tắc như vậy nằm trong các hiệp ước tách biệt, đi kèm Hiệp định Marrakesh.

(a) cung cấp một khung quản lý và thực thi các hiệp định; (b) là diễn đàn cho các cuộc đàm phán sâu hơn; (c) là cơ chế rà soát chính sách thương mại; và (d) thúc đẩy hơn nữa sự mạch lạc giữa các chính sách kinh tế của các nước thành viên

(a) Không phân biệt đối xử (nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc và nghĩa vụ đối xử quốc gia) (b) Tiếp cận thị trường (giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại) (c) Cân bằng tự do hóa thương mại và các lợi ích xã hội khác (d) hài hòa hóa quy tắc quốc gia (các hiệp định TRIPS, TBT, SPS)

Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) đã là xương sống của luật thương mại quốc tế từ năm 1948 sau khi hiến chương về thương mại quốc tế được nhất trí ở La Habana. Nó bao gồm các quy định liên quan đến việc thực hiện thương mại "không công bằng" — bán phá giá và trợ cấp. Có nhiều thứ đã tác động tới GATT như Vòng đàm phán Uruguay và Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ.[2]

Năm 1994 Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập để thay thế vai trò của GATT. Vì GATT vốn chỉ như một công cụ tạm thời điều chỉnh các vấn đề thương mại, và những nhà sáng lập đã hy vọng đến một thứ chắc chắn hơn.[cần dẫn nguồn]

Ý tưởng của những hiệp định này (WTO và GATT) là kiến tạo một sân chơi thương mại công bằng cho tất cả các nước. Bằng cách này mọi quốc gia nhận được những giá trị công bằng từ thương mại. Đó là điều khó khăn bởi mỗi quốc gia có một quy mô nền kinh tế khác nhau. Tại Mỹ, Đạo luật Mở rộng Thương mại được ban hành năm 1962.

Tổ chức thương mại thế giới-Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) yêu cầu các quốc gia tham gia ký kết nâng các quyền sở hữu trí tuệ (còn gọi là các đặc quyền độc quyền sở hữu trí tuệ). Điều này, một cách gây tranh cãi, đã tác động tiêu cực đến việc tiếp cận các loại thuốc cần thiết ở một số quốc gia như các nước kém phát triển hơn, khi nền kinh tế địa phương không có khả năng sản xuất nhiều sản phẩm kỹ thuật như dược phẩm.

Các hoạt động qua biên giới là đối tượng chịu thuế của nhiều hơn một quốc gia. Hoạt động thương mại diễn ra giữa một vài chủ quyền tài phán hay quốc gia được gọi là giao dịch qua biên giới. Các giao dịch liên quan đến bất kỳ động thái phát triển mới nào của kinh doanh quốc tế hay thương mại quốc tế cũng cần được ghi nhận trong luật thuế, khi mỗi nước thực thi các luật khác nhau đối với các thực thể kinh doanh nước ngoài. Việc hoạch định thuế ở tầm quốc tế đảm bảo các thực thể kinh doanh qua biên giới tuân thủ các quy định và tránh hoặc giảm hiện tượng đánh thuế hai lần.

Nổi bật nhất trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp liên quan đến luật thương mại quốc tế là hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO hoạt động từ năm 1995 và đã rất tích cực làm việc với 369 vụ việc trong khoảng thời gian từ 1 tháng 1 năm 1995 đến 1 tháng 12 năm 2007.[3] Gần một phần tư các tranh chấp đạt được một biện pháp hòa giải, trong các vụ khác các bên liên quan phải cần đến phán quyết. Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO có thẩm quyền duy nhất và bắt buộc đối với những tranh chấp liên quan đến luật WTO (Điều 23.1 Bản ghi nhớ Giải quyết tranh chấp[2]).

Hoạt động thương mại quốc tế đang dần khẳng định vị thế quan trọng trong nền kinh tế hội nhập và chuyên môn hóa ngày càng cao. Để hoạt động này diễn ra một cách lành mạnh và có tổ chức, phát huy được vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Luật thương mại quốc tế chính là “kim chỉ nam” các cá nhân, tổ chức cần trang bị.