Bảo hiểm xã hội huyện An Dương là đơn vị bảo hiểm xã hội cấp huyện trực thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng. Đây là nơi giải quyết các vấn đề về bảo hiểm xã hội cho các đối tượng tham gia bảo hiểm. Không phải bất cứ người tham gia bảo hiểm nào điều hiểu rõ các vấn đề về bảo hiểm nên dẫn đến nhu cầu giải đáp các thắc mắc về các vấn đề này rất lớn. Không phải lúc nào bạn cũng phải có thời gian đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội, bạn có có thể liên hệ Hotline 1900.6174 . Tại đây, các chuyên viên của tổng đài tư vấn luật bảo hiểm xã hội huyện An Dương sẽ hỗ trợ bạn.

Giờ làm việc của Bảo hiểm xã hội huyện An Dương

Bảo hiểm xã hội huyện An Dương làm việc trong giờ hành chính nên khi muốn đến làm việc trực tiếp tại trụ sở thì mọi người cần chú ý đến giờ làm việc của cơ quan bảo hiểm. Thời gian làm việc của bảo hiểm xã hội huyện An Dương được quy định như sau:

– Buổi sáng: từ 8h – 12h; Buổi chiều: từ 14h -17h

– Thời gian làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ các ngày lễ, Tết).

Nếu không thể lên trực tiếp tại cơ quan BHXH huyện An Dương, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để chuyên viên tư vấn hỗ trợ bạn nhanh nhất!

Ủy quyền hưởng lương hưu khi sang nước ngoài định cư thì như thế nào?

Theo Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và thông tư 59/2015/TT- BLĐTBXH hướng dẫn Luật BHXH 2014 thì người ra chế độ BHXH đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng khi người đó ra nước ngoài để định cư được thực hiện như sau:

– Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng ra nước ngoài để định cư mà có yêu cầu thì được hưởng trợ cấp một lần.

– Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng BHXH trong đó mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

– Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP được tính như mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu.

– Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp hằng tháng đối với công nhân cao su, trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định số 613/QĐ-TTg bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.

Như vậy, nếu không muốn nhận BHXH một lần thì hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đó có thể ủy quyền cho người đang ở Việt Nam nhận thay.

Trong trường hợp ủy quyền nhận lương hưu, người hưởng sẽ lập Giấy ủy quyền lĩnh thay lương hưu (theo mẫu 18-CBH ban hành kèm theo Quyết định số 919/QĐ-BHXH BHXH Việt Nam).

Lưu ý: Thời hạn của Giấy ủy quyền theo thỏa thuận của người ủy quyền và người được ủy quyền, nếu không thỏa thuận thì thời hạn ủy quyền là 01 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Khi đến kỳ lĩnh lương, người được ủy quyền sẽ nộp Giấy ủy quyền và xuất trình Giấy tờ tùy thân có ảnh (Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu….) cho Đại diện chi trả để lĩnh lương thay.

Trên đây là một số thông tin về bảo hiểm xã hội huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Để quá trình tham gia BHXH tại đây được thuận tiện nhất bạn tham khảo thông tin mà Luật thiên mã nêu trên đây. Nếu còn điều gì cần tư vấn – hỗ trợ về bảo hiểm xã hội – bảo hiểm y tế – bảo hiểm thất nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.6174, đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc – mọi nơi.

Tổng Đài 1900.6174 là tổng đài tư vấn pháp luật của công ty Luật Thiên Mã có trách nhiệm và quyền hạn tư vấn luật đa lĩnh vực như đất đai, hôn nhân & gia đình, hình sự, dân sự, bảo hiểm xã hội… Chúng tôi không phải là cơ quan bảo hiểm xã hội và chúng tôi không mạo danh bất cứ cơ quan đoàn thể nào. Quý khách hàng có nhu cầu có thể trực tiếp liên hệ đến hotline tổng đài của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam 1900.9068 Luật Thiên Mã chỉ có 02 chi nhánh tại Hà Nội và TPHCM.  Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư trực tiếp, chúng tôi sẽ cử Luật sư ở chi nhánh gần nhất xuống tận nơi để giải quyết vụ việc theo yêu cầu!

Cách thức liên hệ với bảo hiểm xã hội huyện An Dương

Để nhận được tư vấn về bảo hiểm xã hội, quý khách có thể tuân thủ theo các bước sau đây: 0225 3871 654

Bước 1: Quý khách sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động và gọi đến số điện thoại

Bước 2: Sau khi kết nối với số điện thoại  0225 3871 654  quý khách sẽ nghe thấy lời chào từ Tổng đài và hãy tuân thủ theo hướng dẫn được cung cấp trong lời chào.

Bước 3: Quý khách sẽ được chuyển tiếp trực tiếp tới tư vấn viên và có thể đặt câu hỏi hoặc yêu cầu giải đáp các thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Bước 4: Tư vấn viên của công ty sẽ hướng dẫn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan của quý khách.

Bước 5: Sau khi hoàn tất nội dung tư vấn, quý khách nên ghi nhớ số Tổng đài và lưu vào danh bạ điện thoại để tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu cần).

Tư vấn trực tiếp qua bộ phận một  cửa theo địa chỉ:  16 ĐT351, thị trấn An Dương, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.

Theo quy định tại điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

– Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH được tính bằng 22% của mức tiền lương hàng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, Việc tính mức hưởng BHXH một lần được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH, sau đó trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo công thức sau:

– Mức hưởng = {(1,5 x thời gian tham gia BHXH trước 2014) + (2 x thời gian tham gia BHXH từ 2014)} x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

– Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = (Số tháng đóng BHXH x Mức đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội;

– Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Hiện nay, nếu muốn biết quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của mình để tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì các bạn có thể vào website của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hoặc tải app VssID. Ngoài ra, để nhanh chóng nhất bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm 1900.6174 để các chuyên viên tại đây hỗ trợ bạn tra cứu.

Để không bỏ lỡ các quyền lợi được hưởng do bị mất việc làm hay nghỉ việc, người lao động cần liên hệ với doanh nghiệp để nhận lại 2 loại hồ sơ, giấy tờ sau.

1. Giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động

Đây là giấy tờ quan trọng chứng minh cho việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nếu không có giấy tờ này, người lao động sẽ không thể làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ làm.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động có thể là một trong các loại giấy tờ sau đây:

- Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

- Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.

- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp.

- Giấy xác nhận của doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng lao động với các thông tin về người lao động, loại hợp đồng lao động đã ký, lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động…

Do vậy, khi tiến hành thanh lý hợp đồng lao động với phía doanh nghiệp, người lao động cần yêu cầu họ cung cấp thêm giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng.

Nếu doanh nghiệp cố tình không chịu cung cấp giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động, gây ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động có thể tiến hành thủ tục khiếu nại theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Theo đó, người lao động phải thực hiện khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì người lao động có thể khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để đòi lại quyền lợi.

2. Sổ bảo hiểm xã hội sau khi đã chốt thời gian đóng

Hiện nay, khi đi làm và có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), mỗi người lao động sẽ được cấp 1 cuốn sổ BHXH để ghi nhận quá trình đóng và hưởng bảo hiểm của mình.

Theo Điều 18 Luật BHXH năm 2014, sổ này sẽ được cấp và giao cho người lao động tự quản lý nhưng trên thực tế thường do người sử dụng lao động giữ để tiện làm các thủ tục hưởng chế độ.

Khi nghỉ việc, người lao động phải nhớ lấy lại sổ BHXH để có thể hoàn thiện đủ giấy tờ làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiền BHXH một lần.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trước khi nhận sổ BHXH, mọi người cần xác nhận lại xem doanh nghiệp đã chốt thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan BHXH hay chưa. Nếu sổ BHXH chưa chốt, cơ quan BHXH sẽ không giải quyết chế độ cho người lao động.

Điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

Trường hợp không chốt sổ BHXH cho người lao động thì tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 1 - 20 triệu đồng. Đặc biệt, ngay cả khi đã chốt sổ BHXH theo quy định nhưng cố tình không trả lại cho người lao động, người sử dụng lao động cũng sẽ bị phạt.

Theo khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, với mỗi người lao động không được trả sổ BHXH sau khi nghỉ việc, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 1 - 4 triệu đồng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Vì vậy, nếu doanh nghiệp cố tình không chốt và trả lại sổ BHXH thì người lao động hoàn toàn có thể tố cáo hành vi vi phạm này đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.