Bình Áp Lực 50L
Tự hào được thực hiện bằng ♥ ở Ba Lan
ÁP LỰC HỌC TẬP LÀ GÌ? 06 CÁCH VƯỢT QUA ÁP LỰC HỌC TẬP KHI QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC
Trong hành trình học tập, áp lực học tập được coi là thách thức lớn nhất mà học sinh phải đối mặt, đặc biệt là khi quay lại trường học vào năm học mới sau một kì nghỉ hè. Áp lực học tập có thể được hiểu là trạng thái căng thẳng. Lo lắng, do những yêu cầu, kỳ vọng đặt ra. Đây có thể là sự kỳ vọng về điểm số của ba mẹ, sự cạnh tranh với bạn bè hay đến từ chính bản thân các bé với mục tiêu chính mình đặt ra.
Áp lực học tập không chỉ đơn giản là việc hoàn thành bài tập hay đạt điểm số cao trên lớp mà còn là nỗi lo lắng về tương lai, khả năng đạt được những thành tựu trong cuộc sống.
Khi bé quay lại trường học vào năm học mới, việc nhận diện và đối phó với áp lực học tập càng trở nên quan trọng bởi sự chuyển đổi của một khoảng thời gian dài vui chơi, nghỉ ngơi sang môi trường học tập nghiêm túc với các nhiệm vụ mỗi ngày có thể gây ra nhiều lo lắng cho học sinh. Các bé phải thích nghi với việc dậy sớm mỗi ngày, di chuyển đến trường, tham gia các lớp ngoại khóa và hoàn thành bài tập về nhà vào mỗi tối.
Nếu áp lực học tập khi quay lại trường học xảy ra và không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định. Hiệu quả học tập giảm sút, sức khỏe tinh thần và thể chất đi xuống, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến trầm cảm. Do đó, trong bài viết dưới đây, eTeacher sẽ cung cấp cho ba mẹ và bé về những dấu hiệu cho thấy con đang gặp áp lực trong học tập và bí quyết để vượt qua chúng. Mời ba mẹ và các em theo dõi!
Áp lực học tập khi quay lại trường học là tình trạng căng thẳng, lo âu mà học sinh cảm nhận khi phải đối mặt với những yêu cầu và kỳ vọng học tập từ bản thân, gia đình và xã hội. Sự chuyển đổi từ môi trường thoải mái trong kì nghỉ sang môi trường học tập nghiêm túc khiến bé phải đối diện với một lượng công việc mới. Làm bài tập về nhà, chuẩn bị cho các kỳ thi,… khiến bé bị căng thẳng, mất tự tin trong việc theo tiến độ học tập.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng áp lực học tập khi quay lại trường là kỳ vọng đến từ gia đình và xã hội. Nhiều gia đình có đòi hỏi cao về thành tích học tập, mong muốn con đạt điểm cao hoặc đỗ vào các trường danh tiếng. Áp lực này càng gia tăng khi bé bị cảm giác cạnh tranh với bạn bè chi phối, sự so sánh này dễ khiến học sinh cảm thấy bất an, lo lắng và tự đặt mình vài trạng thái căng thẳng.
Khối lượng bài vở quá tải cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng của bé. Khi quay lại trường sau một kỳ nghỉ dài bé phải đối mặt với sự gia tăng về khối lượng bài tập, dự án nhóm, tiếp thu kiến thức mới tạo ra sự căng thẳng khi bé phải hoàn thành hết chúng, đặc biệt khi không thể hoàn thành đúng hạn, bé sẽ sinh ra cảm giác lo lắng, sợ hãi bị thầy cô trách phạt, bị điểm thấp, dẫn đến áp lực học tập khi quay lại trường sau khoảng thời gian vui chơi trong kỳ nghỉ hè.
Khi khối lượng bài vở nhiều mà bé không biết quản lý thời gian sẽ càng làm cho áp lực học tập trở nên kinh khủng hơn. Nhưng sự thật là đa số học sinh đều chưa biết cách để quản lý thời gian hiệu quả, điều này thường dẫn đến tình trạng trì hoãn, làm việc vào giờ chót và căng thẳng do không đủ thời gian hoàn thành công việc.
Cuối cùng, sự thay đổi về môi trường cũng góp phần làm gia tăng áp lực học tập khi quay lại trường của bé. Khi bé quay lại trường học sau kỳ nghỉ hè, lên một cấp học mới hay học theo phương pháp giảng dạy của một giáo viên mới khiến bé phải cố gắng để thích nghi, theo kịp tiến độ.
Biểu hiện đầu tiên và rõ ràng nhất của áp lực học tập là những vấn đề về thể chất. Học sinh có thể gặp tính trạng mất ngủ do căng thẳng kéo dài, suy nghĩ quá nhiều về bài tập, kì thi hoặc những kỳ vọng cao của gia đình và xã hội. Mất ngủ làm giảm sức đề kháng, khiến học sinh mệt mỏi, kiệt sức và khó tập trung học tập. Bên cạnh đó, áp lực học tập còn có thể dẫn đến tình trạng đau đầu thường xuyên do sự căng thẳng tích tụ trong cơ thể.
Về mặt tâm lý, áp lực học tập khi quay lại trường học gây ra cảm giác lo âu, căng thẳng kéo dài vì học sinh thường cảm thấy lo lắng về khả năng đạt được những mục tiêu học tập của mình hoặc không đáp ứng được kỳ vọng của ba mẹ. Cảm giác này làm các bé không còn tự tin, nghi ngờ khả năng của bản thân.
Khi áp lực tăng cao, bé sẽ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và tình hình học tập. Nếu không được can thiệp và có giải pháp kịp thời, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những bệnh tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm hay lo âu mãn tính.
Áp lực học tập khi quay lại trường học cũng được thể hiện qua những thay đổi trong hành vi của học sinh. Một trong những dầu hiệu phổ biến mà ba mẹ có thể nhận ra là trốn tránh nhiệm vụ. Bé có thể bỏ qua không làm bài tập về nhà, không chuẩn bị cho các kỳ thi hoặc trốn tránh cả những buổi học trên lớp. Sự trốn tránh này dần dần sẽ làm giảm sút hiệu quả học tập, càng tạo ra sự tụt lùi của bé so với bạn bè, việc học lúc này đối với bé là nỗi ám ảnh hơn bao giờ hết.
3.1. Lập kế hoạch học tập hợp lý
Việc lập kế hoạch học tập hợp lý là một bí quyết quan trọng để bé vượt qua áp lực học tập khi quay lại trường học. Để làm điều này học sinh cần biết cách phân chia thời gian một cách hiệu quả và khoa học. Bước đầu tiên là xác định rõ nhiệm vụ cần hoàn thành từ bài tập về nhà, các dự án nhóm hay ôn thi giữa kỳ và cuối kỳ. Sau đó, bé nên lập danh sách nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên và thời hạn để hoàn thành nó.
Một kế hoạch học tập hợp lý cần cụ thể và linh hoạt. Bé nên chia các nhiệm vụ thành các bước nhỏ hơn để dễ dàng quản lý và thực hiện. Đi kèm với kế hoạch học tập, một thời gian biểu các việc cần làm hàng ngày sẽ giúp bé quản lý kế hoạch học tập tốt hơn. Bé nên dành thời gian cố định mỗi ngày cho việc học tập, đồng thời không quên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và giải trí hợp lý để tái tạo năng lượng. Sự cân bằng này sẽ giúp bé giảm căng thẳng đáng kể, tránh tình trạng “nước tới chân mới nhảy”.
3.2. Tạo thói quen học tập tích cực
Một trong những cách hiệu quả để duy trì thói quen học tập tích cực là tạo ra một không gian học yên tĩnh, thoải mái và không có sự phân tâm. Không gian học tập nên được thiết kế gọn gàng, ánh sáng đầy đủ và đủ các dụng cụ học tập cần thiết như đèn học, bàn ghế, bút, sách vở. Điều này góp phần giúp bé tập trung hơn vào bài vở, tránh bị sao nhãn bởi tiếng ồn hay các thiết bị điện tử như TV, điện thoại.
Học tập đều đặn cũng là cách để tạo nên thái độ học tập tích cực. Học sinh nên cố gắng học vào một khung giờ cố định mỗi ngày, tạo ra một thói quen ổn định giúp cơ thể và tâm trí quen với việc học. Việc này sẽ giúp bé dễ dàng vào guồng học tập, làm tăng khả năng tập trung và ghi nhớ. Ngoài ra, việc học đều đặn mỗi ngày còn giúp bé tránh học khối lượng lớn kiến thực trong một lúc, giảm tình trạng căng thẳng.
Để thời gian học tập diễn ra một cách hiệu quả nhất, ba mẹ cũng nền rèn luyện cho bé sự tập trung. Khi học tập, bé chỉ nên tập trung vào sách vở, tránh tuyệt đối các yếu tố gây mất tập trung xung quanh, hay vừa học vừa làm việc khác như lướt điện thoại, xem TV. Học sinh có thể tìm hiểu các mẹo học tập điển hình như phương pháp Pomodoro với các khoảng thời gian học xen kẽ thời gian nghỉ ngơi giúp duy trì sự tập trung cao độ mà không bị kiệt sức.
3.3. Học cách quản lý thời gian
Để quản lý thời gian và học tập một cách hiệu quả tránh gây căng thẳng thì bé cần biết sắp xếp các nhiệm vụ của mình theo thứ tự ưu tiên. Bé có thể làm việc này bằng cách phân loại các nhiệm vụ quan trọng và khẩn cấp. Những công việc quan trọng và có thời hạn hoàn thành gần nhất phải được ưu tiên đầu, những nhiệm vụ ót quan trọng hơn có thể xử lý sau. Bằng cách này, học sinh sẽ tránh được tình trạng căng thẳng khi đối mặt với quá nhiều việc cùng lúc.
Tránh trì hoãn cũng là một kỹ năng bé cần có để quản lý thời gian hiệu quả. Trì hoãn cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra áp lực học tập khi công việc tích tụ và phải hoàn thành trong thời gian ngắn. Để tránh trì hoãn, học sinh nên bắt đầu với những nhiệm vụ nhỏ và dễ thực hiện, từ đó tạo đà cho những nhiệm vụ lớn hơn.
Tham khảo thêm Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả cho năm học mới
Tập thể dục và thư giãn cũng là những biện pháp hữu hiệu giúp học sinh giảm căng thẳng và cân bằng cuộc sống học tập. Tham gia các hoạt động thể thao không chỉ cải thiện về thể chất mà còn có tác dụng tích cực đến tinh thần. Khi tập thể dục, cơ thể giải phóng endorphin, một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng và giảm cảm giác căng thẳng. Các môn thể thao như chạy bộ, bơi lội, yoga hoặc đơn giản là đi bộ đều có thể giúp học sinh giải tỏa áp lực, tăng cường sự tập trung và năng lượng để đối mặt với những thử thách trong học tập.
Bên cạnh tập thể dục, thư giãn qua các hoạt động giải trí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng. Học sinh nên dành thời gian cho các sở thích cá nhân như đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh hoặc xem phim. Những hoạt động này giúp tâm trí được nghỉ ngơi, thoát khỏi áp lực học tập khi quay lại trường học.
Việc duy trì các thói quen thể dục và các hoạt động giải trí không chỉ giúp học sinh cân bằng giữa học tập và cuộc sống mà còn tạo một tinh thần sảng khoái, tự tin hơn. Những thói quen này sẽ giúp bé đối phó với áp lực học tập khi quay lại trường học một cách hiệu quả.
3.5. Giao tiếp và chia sẻ cảm xúc
Bé học cách giao tiếp và chia sẻ cảm xúc với người khác cũng là yếu tố quan trọng giúp học sinh vượt qua áp lực học tập khi quay lại trường học. Khi bé bị áp lực, việc giữ kín cảm xúc có thể dẫn đến sự căng thẳng ngày càng tăng, gây hại cho sức khỏe tinh thần và hiệu suất học tập. Thay vào đó, việc nói chuyện với gia đình, thầy cô, bạn bè về những áp lực đang gặp phải là một cách để giải tỏa áp lực tâm lý.
Người thân và bạn bè là những người gần gũi nhất, có thể hiểu và thông cảm cho mọi áp lực của bé. Qua các cuộc trò chuyện bé sẽ cảm nhận được sự đồng cảm, những lời khuyên hữu ích và những giải pháp thực tế để giải quyết vấn đề. Đôi khi việc nói ra những gì mình lo lắng cũng đủ để làm dịu căng thẳng và tâm trí trở nên nhẹ nhàng hơn.
Thầy cô cũng là một lựa chọn hợp lý để bé chia sẻ vì họ là những người có kinh nghiệm, hiểu rõ những gì bé đang trải qua. Họ có thể đưa ra những lời khuyên chuyên môn, giúp bé điều chỉnh phương pháp học tập hoặc là tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình học tập.
Học cách nói ‘không” cũng là một kỹ năng học sinh cần có để bảo vệ bản thân khỏi những áp lực không cần thiết. Trong môi trường học đường, bé phải đối mặt với nhiều yêu cầu đến từ thầy cô, bạn bè và gia đình. Những yêu cầu này đôi khi vượt qua khả năng của bé dẫn đến tình trạng quá tải, căng thẳng.
Ba mẹ có thể giúp bé rèn luyện bằng cách dạy bé từ chối một cách khéo léo và tự tin. Trước hết, bé cần hiểu rằng việc nói “không” không có nghĩa là từ chối tất cả mọi thứ mà là biết chọn lọc và nhận giới hạn của bản thân. Khi đối mặt với một yêu cầu, bé nên cân nhắc mình có đủ năng lực, thời gian để hoàn thành hay không. Nếu yêu cầu đó nằm ngoài khả năng học tập của bé, bé có thể nói từ chối một cách lịch sự.
Việc từ chối những nhiệm vụ không cần thiết sẽ giúp bé có đủ thời gian để tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn. Kỹ năng này không chỉ giúp bé trong việc học tập mà còn là công việc và cuộc sống sau này.
Áp lực học tập khi quay lại trường học là một phần thiết yếu và hầu như không thể tránh khỏi của mỗi học sinh. Tuy nhiên , điều quan trọng là bé biết cách nhìn nhận đúng đắn và đối phó với áp lực hiệu quả. Những cảm giác lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi với việc học tập là rất đỗi bình thường, đặc biệt là khi quay lại trường học sau kỳ nghỉ hè.
Ba mẹ hiểu và biết cách hỗ trợ con vượt qua áp lực sẽ là yếu tố rất quan trọng để giúp bé đạt được kết quả học tập tốt, tự tin và trưởng thành hơn trong cuộc sống. Hy vọng bài viết trên hữu ích với ba mẹ!
Hai giờ đêm, mẹ tôi nhắn tin. Thường tôi không thích nhận tin nhắn vào lúc nửa đêm vì đa phần đều là tin không vui. Trộm vía, mẹ nhắn chị dâu tôi mới hạ sinh con đầu lòng. Gia đình tôi không nặng nề về tuổi tác nhưng mẹ tôi cũng vui mừng khi có cháu tuổi Rồng.
Việc sinh nở của anh chị tôi diễn ra tự nhiên, không có chủ đích phải sinh con vào một năm nào nhất định. Con cái là lộc trời ban, sinh năm nào, tuổi nào cũng là điều đáng quý. Nhưng không phải ai cũng nghĩ vậy. Theo quan niệm truyền thống của người Việt, tuổi Rồng (Thìn) là một trong 4 tuổi đẹp nhiều người muốn sinh con, bên cạnh tuổi Dậu, Hợi và tuổi Ngọ.
Báo chí ghi nhận số lượng các ca khám chữa sinh con tăng vọt tại nhiều bệnh viện trên cả nước. Cơn sốt "săn Rồng Vàng" náo nhiệt từ đầu năm nay để sinh con cho kịp cuối năm. Báo Dân trí dẫn lời bác sĩ Phạm Thúy Nga, trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản - nam học (Bệnh viện phụ sản Hà Nội), cho hay từ năm 2023 đến nay số lượng bệnh nhân tăng vọt. Nhiều cặp vợ chồng tìm đủ mọi cách để có con trong năm nay, nên dù bác sĩ đã khuyến cáo sức khỏe sinh sản hoàn toàn bình thường, họ vẫn thực hiện IUI (phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung) hoặc IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Áp lực phải sinh con năm rồng khiến các cặp vợ chồng này muốn "chắc ăn" có con tuổi Rồng.
Nhân viên y tế mát-xa cho trẻ sơ sinh tại trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh ở Trùng Khánh, Trung Quốc (Ảnh: AFP/Getty).
Các nước châu Á, đặc biệt trong khu vực Đông Á, chia sẻ chung niềm tin về việc sinh con trong năm Rồng sẽ đem lại may mắn và thành công cho trẻ. Liệu niềm tin trên có căn cứ hay không? Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2019 bởi hai nhà nghiên cứu Naci H. Mocan và Han Yu từ Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Hoa Kỳ (NBER) đã đưa ra một vài câu trả lời cho câu hỏi trên. Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu về những người sinh năm Rồng trong nhiều thập kỷ với cơ sở dữ liệu từ Trung Quốc - đây là điểm quan trọng vì quan điểm sinh con năm Rồng của người Mỹ gốc Á chắc chắn sẽ có nhiều điểm khác biệt so với người châu Á. Kết quả cho thấy có mối tương quan giữa sinh con năm Rồng và một số chỉ số về mức độ thành công của trẻ em.
Ví dụ, những người sinh trong năm Rồng có tỷ lệ tốt nghiệp đại học cao hơn 14% so với những người sinh ra trong năm khác. Trẻ em sinh năm Rồng cũng có điểm số cao hơn trong các kỳ thi như thi đại học, điểm GPA trong giai đoạn trung học.
Kết quả trên có thể kết luận rằng trẻ sinh năm Rồng sẽ thành công hơn không? Không hẳn. Thành công của trẻ sinh năm Rồng không phụ thuộc vào yếu tố chiêm tinh hay thiên bẩm mà được định hình bởi ba yếu tố: Kỳ vọng cao hơn của cha mẹ; mức độ đầu tư của cha mẹ trong việc học của con; và giảm thời gian việc nhà cho trẻ sinh năm Rồng.
Với niềm tin rằng con sinh năm Rồng sẽ thành công, nhiều bậc cha mẹ đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc cho con hơn. Đây là một ví dụ điển hình cho "feedback loop" (tạm dịch: Vòng lặp phản hồi) khi kết quả của một hệ thống được sử dụng để củng cố cho những giá trị đầu vào. Cha mẹ sinh con năm Rồng tin rằng con sẽ thành công nên sẽ đầu tư nhiều hơn vào con cái dẫn đến tỷ lệ thành công của con cao hơn, rồi sau đó lại dựa vào những kết quả này để củng cố niềm tin rằng, sinh con năm Rồng sẽ dẫn đến thành công của trẻ.
Cha mẹ đầu tư vào chất lượng giáo dục của con cái là điều đúng đắn. Tuy nhiên, việc quá tập trung vào một năm sinh nhất định có thể khiến cha mẹ dành bớt sự quan tâm nếu con sinh vào năm khác hoặc với gia đình có nhiều hơn một con. Khi trẻ con cảm nhận được sự quan tâm cũng như công sức của bố mẹ dành cho trẻ năm Rồng nhiều hơn, khả năng cao các em có thể cảm thấy bất mãn, phản kháng và ảnh hưởng tới kết quả học tập.
Sinh năm Rồng mang lại cho trẻ một số lợi thế, phần lớn từ sự đầu tư của gia đình. Vậy ở chiều ngược lại, trẻ sinh năm Rồng có gì bất lợi không? Câu hỏi trên nếu nhìn rộng ra sẽ là: Trẻ sinh ra trong những năm với tỷ lệ sinh rất cao có bất lợi không?
Câu trả lời là có. Nhìn một cách cảm quan, phụ huynh và các gia đình sẽ là người cảm nhận rõ áp lực này nhất. Số lượng trẻ tăng cao đẩy việc ghi danh cho con vào trường học trở nên cạnh tranh hơn, nhiều trẻ sẽ không thể học được ở những ngôi trường mong muốn và viễn cảnh đạp cửa xếp hàng, xếp chỗ cho con vào lớp Một có thể sẽ diễn ra trong 5-6 năm nữa. Đông trẻ sinh ra trong một năm đồng nghĩa với tỷ lệ chọi vào đại học sẽ cao hơn sau 18 năm, tỷ lệ cạnh tranh công việc cao hơn sau 22 năm, giá nhà cửa có thể sẽ đẩy cao hơn khi số lượng nhà cửa không tăng trong khi nhu cầu cao vút.
Cách đây 2 tuần, New York Times đăng tải bài viết "It's me, Hi, I am the Problem. I am 33 (tạm dịch: Là tôi đây, xin chào, tôi là vấn đề. tôi 33 tuổi)" đề cập sự bùng nổ dân số của thế hệ sinh năm 1991, 1992 tại Mỹ. Bài viết đưa ra rất nhiều vấn đề thế hệ đông dân phải gánh chịu: Thị trường việc làm ảm đạm, giá nhà cửa tại Mỹ tăng chóng mặt, tỷ lệ thất nghiệp trồi sụt. Đi ngược lại lịch sử với thế hệ những người sinh năm 1955-1965, thời điểm bùng nổ dân số tại Mỹ hậu chiến tranh, tỷ lệ người vô gia cư cũng cao hơn trong nhóm này.
Tôi nghĩ rằng trẻ sinh vào năm nào không quá quan trọng, thậm chí sinh trong năm được coi là "năm xấu" theo chiêm tinh học cũng có những lợi thế nhất định với tỷ lệ cạnh tranh thấp hơn trong nhiều lĩnh vực. Trên thực tế, nhiều gia đình phương Tây coi trọng tháng sinh của trẻ nhỏ hơn là năm sinh. Nghiên cứu được thực hiện tại nhiều quốc gia đã chỉ ra rằng, trẻ sinh đầu năm sẽ có lợi hơn trong một số lĩnh vực như khả năng tiếp cận kiến thức, năng lực thể thao. Giả sử trường học chấp nhận cho trẻ sinh từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 nhập học vào lớp Một, trẻ sinh đầu năm có sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ hơn đến gần một năm so với trẻ sinh cuối năm - tất nhiên trong điều kiện giả định rằng phương pháp nuôi dạy của các bậc phụ huynh không khác nhau quá nhiều.
Tại Anh, trẻ sinh sau tháng 9 sẽ nhập học lớp Một cùng với học sinh sinh vào năm sau. Cùng học lớp Một, trẻ sinh vào tháng 9 năm trước sẽ có lợi hơn rất nhiều so với trẻ sinh vào tháng 8 năm sau. Nghiên cứu được Trường Kinh tế London thực hiện vào năm 2007 cho thấy, trẻ sinh vào tháng 8 (năm sau) có khả năng đạt được ngưỡng năng lực học thuật ở tuổi lên 7 thấp hơn 25% so với trẻ sinh vào tháng 9 (năm trước). Mặc dù khoảng cách này sẽ thu hẹp chỉ còn khoảng 5% ở tuổi 16, đây vẫn là một điều cần được các phụ huynh và nhà giáo dục quan tâm.
Quay lại với câu chuyện sinh con năm Rồng, "cơn sốt" sinh năm Rồng không chỉ diễn ra tự nhiên mà đôi khi được các chính phủ nhiệt liệt hưởng ứng, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ sinh tại nhiều quốc gia châu Á chạm ngưỡng rất thấp. Khuyến khích trẻ sinh năm Rồng thực chất là khuyến khích tỷ lệ sinh của một quốc gia. Tôi coi đây là một điểm thú vị khi tại nhiều nước, dù chính phủ đưa ra nhiều biện pháp khuyến sinh trong vài năm trở lại đây, nhưng người dân vẫn không quá mặn mà. Tuy nhiên, với niềm tin "sinh con năm Rồng sẽ thành công", các cặp đôi không cần sự can thiệp hay khuyến khích của chính phủ. Giới chức trách Trung Quốc đang hy vọng năm Rồng sẽ mang đến một cơn mưa mát lành cho "cơn khát" trẻ nhỏ tại quốc gia với tỷ lệ sinh đang ngày càng sụt giảm nghiêm trọng.
Khuyến khích sinh nở cần phải đi cùng những chính sách hỗ trợ kịp thời, phù hợp với từng mỗi quốc gia. Các quốc gia có thể mở thêm trường học khi trẻ năm Rồng vào lớp Một không? Số lượng việc làm hay nhà cửa có thể tăng cao hơn khi nhóm tuổi này bước vào độ tuổi lao động hay không? Nhìn xa hơn nhu cầu của trẻ tuổi Rồng, liệu những nhu cầu về mặt sinh nở và nuôi dạy con cái của các cặp đôi có được đáp ứng không? Chính phủ có san sẻ những gánh nặng kinh tế - xã hội với các gia đình trong việc nuôi dạy trẻ hay không?
Nếu những câu hỏi trên có câu trả lời, có lẽ bài toán dân số sẽ phần nào có lời giải, không chỉ với việc sinh con trong năm Rồng mà trong bất cứ năm nào.
Tác giả: Bùi Minh Đức học Thạc sĩ ngành Truyền thông tại Đại học Clark, Mỹ; anh là dịch giả với 7 cuốn sách đã xuất bản.
Chuyên mục TÂM ĐIỂM mong nhận được ý kiến của bạn đọc về nội dung bài viết. Hãy vào phần Bình luận và chia sẻ suy nghĩ của mình. Xin cảm ơn!