Hiệu Trưởng Trường Núi Thành Đà Nẵng
Các bị cáo gồm: Lâm Thị Hồng Tâm (51 tuổi, Thủ quỹ Trường ĐHBK Đà Nẵng), Hoàng Quang Huy (35 tuổi, Trưởng phòng Phòng Kế hoạch - Tài chính, Kế toán trưởng Trường ĐHBK Đà Nẵng) bị xét xử về tội Tham ô tài sản.
Các bị cáo xin lỗi nhà trường và sinh viên
Cụ thể, bị cáo Lâm Thị Hồng Tâm bị đề nghị mức án cao nhất là tử hình; bị cáo Hoàng Quang Huy và Phạm Thị Huỳnh Như là chung thân; bị cáo Đoàn Quang Vinh mức án từ 4 đến 5 năm tù và bị cáo Nguyễn Khánh Dương 2 năm tù.
Trong khi đó luật sư bào chữa cho bị cáo Tâm cho hay, bà Tâm bị bị cáo Như dụ dỗ, đưa ra những phi vụ đầu tư làm ăn như: đầu tư chứng khoán, buôn gỗ bên Lào…nên mới lún sâu và dẫn đến hành vi tham ô số tiền lớn như vậy.
Gửi lời xin lỗi đến Trường ĐHBK Đà Nẵng và mọi người, bị cáo Tâm thành khẩn nhận sai phạm của mình và mong muốn được HĐXX cho một cơ hội để được làm lại cuộc đời.
Tự bào chữa cho mình, bị cáo Đoàn Quang Vinh (cựu Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) gửi lời xin lỗi đến trường này cùng các bạn sinh viên vì đã làm ảnh hưởng đến mọi người.
Bị cáo Vinh cũng thừa nhận hành vi sai sót của mình để cấp dưới lợi dụng lỗ hổng, tham ô tiền của nhà trường gây ảnh hưởng lớn đến nhà trường và các em sinh viên, cán bộ, giảng viên.
Đại diện luật sư bào chữa cho bị cáo Vinh cũng cho biết, qua điều tra công an xác định bị cáo Vinh không vụ lợi và sử dụng số tiền tham ô này nên đề nghị được xem xét hưởng mức án nhẹ hơn so với đề nghị của VKSND.
Cũng tại phiên toà, đại diện người thân của nhiều bị cáo cho hay sẽ tiếp tục bán tài sản để khắc phục hậu quả, giảm bớt thiệt hại cho Trường ĐHBK Đà Nẵng.
Dự kiến chiều nay, HĐXX sẽ tuyên án. PLO sẽ tiếp tục đưa tin.
Với nhiều sự kiện, lễ hội tầm cỡ, nhiều giải thưởng danh giá đã đạt được trong vòng hơn một thập kỷ qua, thành phố bên sông Hàn đang khẳng định thương hiệu là điểm đến hàng đầu và định vị rõ nét hơn trên bản đồ du lịch của khu vực và thế giới.
Quả ngọt danh hiệu từ hành trình đột phá
Với những ý tưởng sáng tạo, đột phá, những nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, Đà Nẵng đã có hành trình 15 năm tổ chức thành công nhiều sự kiện lễ hội đặc sắc và tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Từ Lễ hội Pháo hoa quốc tế, Đại hội Thể thao bãi biển châu Á (ABG5) đến Cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper Race... là những sự kiện khởi nguồn đưa tên tuổi Đà Nẵng đến với bạn bè năm châu.
Bằng những điểm cộng quý giá khi đã lĩnh xướng và hoàn thành xuất sắc các sự kiện lớn, năm 2016 là cột mốc quan trọng khi lần đầu tiên ngành du lịch Đà Nẵng đón nhận danh hiệu “Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á” do Tổ chức Du lịch Thế giới (Word Travel Award) trao tặng, trở thành động lực để thành phố tiếp tục hành trình chinh phục. Một năm sau đó, Đà Nẵng đã vinh dự được chọn đăng cai và tổ chức thành công Tuần lễ Cấp cao APEC.
Vào năm 2022, thành phố nhận cơn mưa danh hiệu, giải thưởng danh giá trong đó có 3 danh hiệu do các tổ chức quốc tế uy tín trao tặng gồm: “Top điểm đến được yêu thích nhất châu Á năm 2022” do trang TripAdvisor công bố dựa trên sự bình chọn của du khách khắp nơi trên thế giới; “Top 10 thành phố du lịch tốt nhất Đông Nam Á năm 2022” tại Giải thưởng Du lịch Asia’s Best Awards 2022 của tạp chí du lịch Travel & Leisure (New York, Mỹ); “Điểm đến sự kiện, lễ hội hàng đầu châu Á năm 2022” tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards - WTA). Lần thứ hai kể từ năm 2016 đoạt giải thưởng tại hạng mục này, Đà Nẵng đã ghi tên mình một cách thuyết phục vào danh mục các điểm đến hiện đại, an toàn với nhiều sự kiện mang tầm quốc tế trên bản đồ du lịch toàn cầu. Trong thời gian này, du lịch Đà Nẵng còn thu hút sự chú ý của khu vực và thế giới bởi nhiều sự kiện được đăng cai tổ chức thành công như: Diễn đàn Phát triển Đường bay châu Á (Routes Asia) 2022, Lễ hội Khinh Khí cầu 2022, Lễ hội Du lịch Golf Đà Nẵng và Giải BRG Open Golf Championship, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng DIFF, Lễ hội Tận hưởng mùa Hè Enjoy Danang, Liên hoan Phim châu Á - Đà Nẵng... Cuối năm 2023, Condé Nast Traveller (CN Traveller) - Tạp chí du lịch nổi tiếng chuyên dành cho phân khúc du lịch sang trọng, cao cấp có trụ sở chính tại Anh đã công bố Đà Nẵng đứng vị trí thứ 2, và là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trong 11 điểm đến tốt nhất châu Á năm 2024.
Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng Trương Thị Hồng Hạnh cho biết, được đánh giá là một trong những thành phố có tốc độ phục hồi du lịch tốt nhất Việt Nam, năm 2023 Đà Nẵng tiếp tục bội thu về danh hiệu do các tổ chức uy tín bầu chọn. Đó là Điểm đến trong nước được tìm kiếm nhiều nhất bởi du khách Việt trong hè 2023, trên trang Booking.com; đứng thứ hai trong số điểm đến “Du mục Kỹ thuật Số” (Digital Nomad) phát triển nhanh nhất thế giới (theo Tạp chí Du lịch Outlook Traveller); biển Mỹ Khê được bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất châu Á do trang Tripadvisor công bố... “Đà Nẵng có các điểm nhấn kiến trúc độc đáo, cảnh quan độc đáo mang tính bản sắc, cũng là điểm đến có tính kết nối cao với các vệ tinh xung quanh như Thừa Thiên - Huế, Hội An, Mỹ Sơn... Cạnh đó, các trải nghiệm mới, các sự kiện, lễ hội, điều kiện về cơ sở hạ tầng của các khu điểm du lịch, cơ sở lưu trú chính là những điểm cộng trong các tiêu chí, trở thành lý do thuyết phục các chuyên gia du lịch trên toàn cầu”, bà Hạnh cho biết.
“Thành phố sự kiện” phải lấp khoảng trống về đêm
Các chuyên gia cho rằng, những danh hiệu mà Đà Nẵng đạt được trong suốt thời gian dài là kết quả của nỗ lực không ngừng nghỉ và hoàn toàn xứng đáng. Tuy nhiên, để thuyết phục với danh xưng “thành phố sự kiện”, điều rất quan trọng là Đà Nẵng phải lấp được khoảng trống lớn về những dịch vụ ban đêm.
Năm 2017, khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã định hướng thành phố phát triển theo hướng “Thành phố sự kiện”, lễ hội hàng đầu Châu Á. Vào thời điểm đó, sự phát triển của du lịch Đà Nẵng đã đạt ngưỡng và cần những bước đi đột phá mới.
Việc chủ động tạo sự kiện là giải pháp để thành công trong việc thu hút khách đến Đà Nẵng. DIFF là một ví dụ cụ thể. Việc lễ hội này kéo dài 2 tháng góp phần làm giảm mật độ cao điểm và thu hút khách nhiều hơn trong suốt mùa hè. Thay vì chỉ đón khách 2 đợt thì bây giờ những người làm dịch vụ được đón khách 6 đợt. Áp lực của các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ẩm thực, hướng dẫn viên được giảm tải thì chất lượng sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, để vươn tới “Thành phố sự kiện” thực sự, Đà Nẵng đang thiếu một trong những tiêu chí rất quan trọng là các hoạt động giải trí về đêm. Ngoài ra, hiện nay các sự kiện ở Đà Nẵng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách do chỉ tập trung vào một số ngày, không có hoạt động trải đều định kỳ trong tuần, trong tháng, chưa có hoạt động chất lượng diễn ra hàng đêm. Nói cách khác, Đà Nẵng vẫn ở trong “Top những thành phố đi ngủ sớm”, chưa có một “nền kinh tế ban đêm” đúng nghĩa và đúng chuẩn của một “Thành phố sự kiện”, lễ hội, du lịch... để thu hút và giúp du khách tiêu tiền.
Chia sẻ về thách thức sau những danh hiệu, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường cho rằng, để là một trong những điểm đến tốt nhất là hành trình dài và nhiều khó khăn. Giờ phải làm sao để xứng đáng với danh hiệu đó. “Chúng ta phải hướng đến có sản phẩm tốt nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ vượt trội nhất và hướng đến thị trường mới, cách làm mới thì mới đủ sức cạnh tranh điểm đến. Nếu không sẽ bị bỏ lại”, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhấn mạnh.