Khai Mạc Asian Cup Ở Kênh Nào
Đoàn quân của HLV Jurgen Klinsmann hứng bão chỉ trích vì không dứt điểm cầu môn lần nào trong thất bại 0-2 trước Jordan ở bán kết Asian Cup 2023.
Bảng đấu vòng loại cuối Asian Cup 2027. Ảnh: AFC
Tại vòng loại Asian Cup 2027, 24 đội tuyển chia thành 6 bảng, mỗi bảng gồm 4 đội, thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt ở cả sân nhà và sân khách, dự kiến từ ngày 25-3-2025 đến 31-3-2026. Đội đứng đầu mỗi bảng (6 đội) giành vé tham dự VCK Aisan Cup 2027 do Saudi Arabia đăng cai.
Đến thời điểm hiện tại, VCK Asian Cup 2027 đã xác định 18 đội tuyển tham dự gồm: Saudi Arabia, Australia, Iraq, Iran, Uzbekistan, Qatar, UAE, Nhật Bản, Hàn Quốc, Oman, Palestine, Bahrain, Jordan, Trung Quốc, Indonesia, CHDCND Triều Tiên, Kuwait và Kyrgyzstan. Đây là những đội vượt qua vòng loại thứ 2 World Cup 2026.
Theo lịch thi đấu, ở trận ra quân ngày 25-3-2025, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp đội tuyển Lào trên sân nhà. Ở hai kỳ Asian Cup gần nhất (2019 và 2023), đội tuyển Việt Nam đều giành vé tham dự, trong đó thành tích nổi bật nhất của "Những chiến binh sao vàng" là lọt vào tứ kết tại VCK Asian Cup 2019.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Thể thao xem các tin, bài liên quan.
Trên lý thuyết, thất bại của đội tuyển Hàn Quốc trước Jordan ở bán kết Asian Cup 2023 là cú sốc.
Đội bóng của HLV Jurgen Klinsmann đứng hạng 23 trên bảng xếp hạng FIFA, hơn Jordan (hạng 87) tới 64 bậc. Về giá trị đội hình theo tính toán của Transfermarkt, Hàn Quốc được định giá 193 triệu euro, nhiều gấp... 15 lần Jordan (13,65 triệu euro).
Định giá của một mình Son Heung-min (50 triệu euro) đã gần bằng bốn lần giá trị đội hình Jordan cộng lại.
Nỗi thất vọng của cầu thủ Hàn Quốc
Nhưng trên thực tế, việc Hàn Quốc thua Jordan có phải bất ngờ? Chắc chắn là không. Có một thống kê đáng chú ý về Son Heung-min cùng đồng đội ở giải năm nay, đó là dù lọt tới bán kết, nhưng số trận thắng tính trong 90 phút của Hàn Quốc chỉ là... 1 trận.
Đội bóng xứ kim chi đã thắng Bahrain với tỷ số 3-1 ở trận ra quân. Ở các trận còn lại, Hàn Quốc hòa Jordan (2-2), Malaysia (3-3), Ả Rập Xê Út (1-1) và Úc (1-1) tính trong 90 phút.
Dễ thấy, dù đối thủ mạnh hay yếu, đá theo trường phái nào, cũng đều có thể gây khó khăn cho Hàn Quốc. Đó hiển nhiên không phải một tập thể vững vàng, nhất là khi Hàn Quốc hầu như đá trận nào cũng bị dẫn trước, chỉ lật ngược thế cờ trong những phút cuối.
Highlight Jordan 2 - 0 Hàn Quốc: Địa chấn nối địa chấn, Son Heung-min nhạt nhòa
Một đội mạnh như Hàn Quốc mà trận nào cũng phải rượt đuổi tỷ số? Đó là vấn đề của ông Klinsmann.
Sau thất bại trước Jordan, HLV Klinsmann khẳng định sẽ phân tích trận đấu để tìm lối đi. Nhưng, phân tích gì khi Hàn Quốc đã thua toàn diện, chỉ dứt điểm 7 lần (trúng đích 0), trong khi Jordan dứt điểm tới 17 lần (trúng đích 7).
Thống kê duy nhất Hàn Quốc hơn Jordan là thời lượng kiểm soát bóng (70%), nhưng thực ra lại là con số đầy mỉa mai. Son Heung-min cùng đồng đội chuyền bóng nhiều, song chỉ chuyền qua chuyền lại, rồi mất bóng, bị Jordan phản công và ghi bàn.
Jordan (áo trắng) đã chơi rất hợp lý
Đội tuyển Hàn Quốc rất mạnh, đầy ắp ngôi sao từ cầu thủ đến HLV. Nhưng cũng giống Nhật Bản, những thế lực Đông Á lại thiếu sự gắn kết cùng tính chiến đấu cao độ. Trước đó 4 ngày, Nhật Bản cũng thua 1-2 trước Iran ở tứ kết, trong trận đấu thầy trò ông Hajime Moriyasu hoàn toàn sụp đổ trước sức mạnh thể chất cùng lối chơi trực diện của các đội Tây Á.
20 năm qua, bóng đá Tây Á và Đông Á luôn chia đều nhau suất dự World Cup, với mỗi khu vực có 2 suất. Trong khi Đông Á có Hàn Quốc và Nhật Bản, Tây Á cũng có Iran và Ả Rập Xê Út là "khách quen". Đội còn lại thường xuyên dự World Cup là Úc.
Tuy nhiên ở Asian Cup, bóng đá Đông Á đang thất thế. Ở 2 kỳ Asian Cup gần nhất (2019 và 2023), các đại diện Tây Á luôn chiếm số lượng áp đảo ở bán kết (3 suất) so với Đông Á (1 suất).
Tại Asian Cup 2019, một mình Nhật Bản phải đối chọi với Qatar, UAE và Iran ở bán kết. Còn ở giải năm nay, đến lượt Hàn Quốc chống đỡ Qatar, Iran và Jordan. Với việc Hàn Quốc thua Jordan, trận chung kết năm nay sẽ là cuộc chiến nội bộ Tây Á, lần đầu tiên sau 16 năm.
Lật ngược lại vấn đề: tại sao giá trị đội hình của Nhật Bản, Hàn Quốc lại cao gấp nhiều lần so với Jordan, Iran hay Qatar? Đó là bởi, các quốc gia Đông Á chăm chỉ xuất khẩu cầu thủ sang nước ngoài. 12 trong số 25 cầu thủ Hàn Quốc dự Asian Cup đang chơi tại châu Âu, trong khi con số của Nhật Bản là 20.
Highlight Iran 2-1 Nhật Bản: Chung kết sớm nghẹt thở | Asian Cup 2023
Các cầu thủ Đông Á sang châu Âu thi đấu, khoác áo các đội mạnh, có bộ nhận diện tốt, giá trị cầu thủ cũng như tổng thể đội hình sẽ tăng lên. Ở chiều ngược lại, các nước Tây Á có rất ít cầu thủ đang chơi ở lục địa già.
HLV Klinsmann chưa thể giúp đội tuyển Hàn Quốc khởi sắc
Jordan có vỏn vẹn 1 cầu thủ đang đá ở châu Âu, đó là chân sút Musan Al-Taamari (Montpellier, Pháp). Iran có 10 cầu thủ, bằng với Hàn Quốc, nhưng đá cho những đội kém xa về danh tiếng. Chủ nhà Qatar thậm chí không có cầu thủ nào đá ở nước ngoài.
Khác biệt về tôn giáo, văn hóa, lối sống khiến các cầu thủ Tây Á dường như khó thích nghi hơn khi sang châu Âu. Với Qatar hay Ả Rập Xê Út, đãi ngộ rất lớn ở trong nước khiến cầu thủ càng không muốn đi xa.
Nhờ có nhiều cầu thủ xuất ngoại, Hàn Quốc và Nhật Bản không khó tiếp cận với những nền bóng đá hàng đầu, nhờ vậy tự tin ngáng đường các đội châu Âu ở World Cup. Dù vậy, trở về sân chơi châu Á lại là câu chuyện khác.
Khát khao chứng tỏ, tính chiến đấu, sức mạnh thể chất cũng như việc thấu hiểu đối thủ đã giúp các đội Tây Á san bằng cách biệt trình độ với Hàn Quốc, Nhật Bản, để rồi biến Asian Cup 2023 thành sàn diễn của riêng mình.