Ngành Y Khoa Đại Học Vinuni
Học ngành Y khoa ra trường làm gì luôn là câu hỏi được các bạn trẻ đặc biệt quan tâm tìm hiểu.
Học ngành Y khoa tại trường Đại học Y Dược TP.HCM như thế nào?
Khoa Y có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Năm 1976, tiền thân của Khoa là Y Khoa Đại học đường Sài Gòn và là một trong những khoa được thành lập đầu tiên.
Từ khi thành lập đến nay, Khoa Y tự hào vì đã đào tạo ra nhiều thế hệ y bác sĩ giỏi cả trong chiến tranh và hòa bình. Đã có hàng vạn Bác sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ CKI, Bác sĩ CKII, Tiến sĩ…phục vụ cho đất nước và cống hiến các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học sức khỏe bao gồm chẩn đoán, phòng ngừa, điều trị và nâng cao sức khỏe của nhân dân.
Với sứ mạng “ Xây dựng một đội ngũ các thầy thuốc cam kết cung cấp dịch vụ sức khỏe tốt nhất làm giảm nỗi đau và bệnh tật cho con người”, Khoa Y trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh phấn đấu trở thành trung tâm giáo dục Y khoa hàng đầu của Việt Nam, sánh ngang với các Trường Đại học Y Khoa trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay, Khoa y là cơ sở đào tạo bác sĩ Y khoa trọng điểm của cả nước.
Sinh viên được đào tạo Y khoa trong 6 năm với 210 tín chỉ, chương trình đào tạo dựa trên các tiêu chuẩn đào tạo hàng đầu trong nước và nước ngoài:
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ năng lực và phẩm chất trở thành bác sĩ có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để đề xuất, xác định và tham gia giải quyết các vấn đề sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng, có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Chương trình gồm 2 giai đoạn: Tiền lâm sàng và Lâm sàng.
– Giai đoạn tiền lâm sàng kéo dài 6 học kỳ (3 năm học đầu), trong đó sinh viên được học phần giáo dục đại cương và cơ sở ngành để có nền tảng vững chắc nghiên cứu những kiến thức khoa học cơ bản trong y học, những kỹ năng thực hành cơ bản và hành vi. Giai đoạn này sinh viên sẽ học tại khoa Y và đồng thời thực hành tại bệnh viện từ học kỳ thứ 3 (cuối năm học thứ hai).
– Giai đoạn lâm sàng kéo dài 6 học kỳ (3 năm học cuối), giai đoạn này sinh viên vận dụng những kiến thức, kỹ năng cơ bản vào giải quyết các vấn đề, dựa trên y học chứng cứ, hoàn cảnh kinh tế, môi trường, xã hội, trên bệnh nhân thực trong bệnh viện, phòng khám, trạm y tế và cộng đồng.
Khối lượng kiến thức, kỹ năng sinh viên Y khoa phải tích lũy trong 06 năm đào tạo là rất nặng, đòi hỏi sinh viên phải có đam mê, quyết tâm.
Bên cạnh việc cung cấp kiến thức chuyên môn, đây là ngành học cần nhiều kinh nghiệm thực tế. Các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp, giải quyết vấn đề, quản lý và lãnh đạo được trau dồi và thực hành thường xuyên.Vào năm thứ năm, sinh viên tiếp cận với môi trường giáo dục y khoa bên ngoài Việt Nam trong 2-4 tuần để học hỏi, trao đổi và tiếp cận với môi trường học thuật khác biệt.
Sinh viên được hướng dẫn làm nghiên cứu khoa học, có quyền chọn lựa những môn học yêu thích trong năm thứ năm, trải nghiệm để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên Y khoa trường Đại học Y Dược TP.HCM sẽ có đủ kiến thức và kỹ năng sau:
Về kiến thức, sinh viên có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, y học lâm sàng trong thực hành chăm sóc sức khỏe; Vận dụng y học chứng và kiến thức tăng cường sức khoẻ để phòng ngừa bệnh tật trong chăm sóc sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Về kỹ năng, sinh viên có khả năng để:
Review ngành Y khoa trường Đại học Y Dược TP.HCM (UMP HCM) – Ngành học “danh giá” được ngưỡng mộ nhất hiện nay
Sinh viên học ngành Y khoa nhận luôn nhận được sự ngưỡng mộ của mọi người không chỉ bởi đây là ngành học mang sứ mệnh cứu người mà còn là ngành có điểm chuẩn khá cao. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về ngành Y khoa tại 1 ngôi trường vô cùng “hot” tại khu vực TP.HCM, đó chính là trường Đại học Y Dược TP.HCM. Cùng đọc ngay!
Y khoa là ngành học danh giá, thu hút sự quan tâm hàng đầu của các bạn trẻ.
Ngành Y học hay còn gọi là ngành Y đa khoa, là ngành học đào tạo những cử nhân trở thành bác sĩ đa khoa điều trị các bệnh mãn và cấp tính, hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân, đưa ra các biện pháp phòng bệnh. Sinh viên tốt nghiệp là những người có đủ phẩm chất và năng lực trong nghề, có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Theo học ngành này, người học được cung cấp những kiến thức cơ bản đến nâng cao để trở thành một bác sĩ y khoa như:
Cơ hội nào cho sinh viên ngành Y khoa sau khi tốt nghiệp?
Sinh viên ngành Y khoa tại HMU sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập hoặc ngoài công lập; các trạm y tế của phường, xã; các trung tâm y tế; hay tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng, Trung cấp,…
Ngoài ra, sinh viên có thể lựa chọn học lên bậc cao hơn, thi bác sĩ nội trú tại trường, có cơ hội tham gia học trao đổi, hợp tác với các cơ sở đào tạo khác, trong đó số tín chỉ tích lũy tại cơ sở đào tạo khác không vượt quá 25% tổng khối lượng chương trình đào tạo của sinh viên.
Review ngành Y khoa trường Đại học Y Hà Nội (HMU): Ngành mũi nhọn của trường có dễ kiếm việc không?
Với nhu cầu cao về nhân lực qua hàng năm, ngành Y khoa chưa bao giờ hết “hot” với những thí sinh xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng thuộc lĩnh vực Y học. Vậy hãy cùng khám phá chuyên ngành này tại Đại học Y Hà Nội xem bản thân có phù hợp với nó không nhé!
Chuyên ngành Y khoa đào tạo cho sinh viên những kiến thức nền tảng về y học giúp sinh viên có những kiến thức kiến thức nền tảng, chuyên môn trong khám, chẩn đoán, điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Ngành Y khoa tại Đại học Y Hà Nội luôn giữ mức điểm chuẩn cao kỷ lục qua từng năm.
Những người nổi tiếng xuất thân từ ngành Y khoa của HMU là ai?
Một nhân vật tiêu biểu của ngành Y khoa tại Đại học Y Hà Nội là Giáo sư Đặng Văn Ngữ, tên của ông đã được đặt tên cho một con phố ở Hà Nội. Ông từng là sinh viên khóa 1930 tại trường và tốt nghiệp với thành tích học tập vô cùng xuất sắc, trở thành người Việt Nam đầu tiên được giáo sư Henry Galliard – chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng, hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội bấy giờ giữ lại làm phụ giảng. Từ bước ngoặt đó, ông trở thành bác sĩ đầu ngành Việt Nam về nghiên cứu ký sinh trùng, sản xuất ra thuốc kháng sinh penicillin – công trình nghiên cứu có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc kháng chiến chống Pháp của nước nhà.
Chân dung Giáo sư, Bác sĩ Đặng Văn Ngữ
Qua bài viết “Review ngành Y khoa trường Đại học Y Hà Nội (HMU): Ngành mũi nhọn của trường có dễ kiếm việc không?”, hy vọng các em đã có cái nhìn rõ hơn về chuyên ngành đào tạo và có thêm quyết tâm để theo đuổi đam mê đến cùng nhé!
Ngành yêu cầu khắt khe ở mọi kỹ năng
Bởi đặc thù nghề nghiệp liên quan đến sức khỏe con người, ngành nghề yêu cầu độ chính xác, tỉ mỉ cao, kiến thức, kỹ năng chuyên môn vững vàng cùng đạo đức nghề nghiệp. Vậy cũng xem những kiến thức, kỹ năng mình sẽ rèn luyện được ở Đại học Y Hà Nội là gì nhé!
Sinh viên Y khoa với thời lượng học tập kéo dài 6 năm, sinh viên được rèn luyện cả về kiến thức cơ sở, và những kiến thức chuyên ngành phục vụ cho công việc tương lai:
Bên cạnh yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn, sinh viên còn cần trau dồi những kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động: