Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chỉ về tác hại của lối sống ích kỉ gồm 15 mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết nhất. Qua đó các em biết cách chọn lọc ý tưởng nắm được cách triển khai đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác hại của lối sống ích kỉ.

Đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chỉ về tác hại của lối sống ích kỉ

Mọi người đều quyết định một lối sống phù hợp với mình, nhưng liệu lối sống đó có phải là một lối sống tốt? Hay lối sống đó sẽ chỉ mang lại tai tiếng cho xã hội? Nói đến lối sống tiêu cực, chúng ta không thể không nhắc đến lối sống ích kỷ của một số người trong xã hội hiện đại. Vậy ích kỷ là gì? Biết rằng bạn chỉ nghĩ về mình chứ không nghĩ về người khác. Người ích kỷ là người đơn giản hay tính toán. Đó là lý do tại sao không ai thích ở xung quanh họ. Tiêu biểu cho lối sống này là người anh trong “Những bức ảnh của chị tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh. Ghen tị và đố kỵ, như một người anh em hẹp hòi. Ích kỷ là lối sống không phải ai cũng thích. Ngoài ra, tính ích kỷ sẽ khiến bạn xa lánh người khác và không ai muốn kết bạn. Bạn sẽ sớm bị bỏ rơi. Chúng ta không nên ích kỷ vì người khác sẽ đánh giá bạn một cách tiêu cực. Trong cuộc sống, chúng ta không chỉ phải nghĩ về mình, mà còn phải nghĩ đến người khác. Mọi người hãy rộng lượng và biết chia sẻ những điều tốt đẹp với nhau! Các bạn hãy nhớ rằng chỉ khi còn người sống biết sẻ chia, giúp đỡ, yêu thương người khác thì cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa và ta mới có thể nhận lại được sự giúp đỡ và sẻ chia từ mọi người. Còn nếu khư khư giữ bản tính ích kỷ, chỉ biết sống cho riêng mình thì sẽ sớm bị loại trừ khỏi xã hội.

Nghị luận 200 chữ về lối sống ích kỷ

Viên thuốc độc duy nhất bóp chết tâm hồn con người bởi vị đắng và vị của sự khắc nghiệt có lẽ là ích kỉ. Nó sinh ra từ chính sự đố kị, ghen ghét, không gian chật hẹp trong trái tim bạn khi ở trong một tập thể, cộng đồng. Ích kỉ thể hiện ở nhiều mặt, có thể là không thích san sẻ vì sợ bản thân thiệt thòi hơn, là nhỏ nhen trước sự hối lỗi của người khác. Song thử hỏi trong cuộc sống này ai hạnh phúc hơn ai, ai thành công hơn ai…? Biết chia sẻ với mọi người có nghĩa là bạn đang ghép cho trái tim mình những tế bào nhân ái mạnh khỏe, còn ích kỉ giữ khư khư dẫu những gì nhỏ nhặt nhất cũng đủ làm già nua gốc rễ tâm hồn. Bởi bạn đang tự tách mình khỏi mối quan hệ với mọi người, cộng đồng, khỏi tình cảm ấm áp của nhân loại. Chưa đủ, ích kỉ chính là con virus đẩy lùi sự phát triển văn minh con người, rõ nhất là hệ lụy của nó-căn bệnh vô cảm.Chỉ vì chỉ ích kỉ, xem trọng bản thân mà không quan tâm đến người khác mà không ít những vụ vợ chồng , anh em,.. sát hại nhau vì một câu nói, hành động không vừa mắt, hay vì của cải cha mẹ chia không vừa ý. Chúng ta cần lên án những kẻ vị kỉ cá nhân nghiêm trọng kia, giúp đỡ những ai còn đang mềm yếu trước virus ích kỉ và ca ngợi, trân trọng lòng tốt của mọi người.Cuộc sống nồng nàn hương vị hạnh phúc khi ta đối mặt với tinh xấu-ích kỉ, đương nhiên sẽ ngập tràn oán hờn nếu lựa chọn xuôi theo nó.

Ai ai cũng xác định cho một lối sống phù hợp với bản thân nhưng liệu lối sống ấy có tích cực? Hay lối sống ấy chỉ mang đến tai tiếng cho xã hội? Nhắc đến lối sống mang tính tiêu cực, hẳn chúng ta không thể không nhắc đến thói sống ích kỷ của một số người trong xã hội hiện nay. Vậy ích kỷ là gì? Đó là chỉ biết nghĩ đến bản thân mà biết không biết nghĩ cho người khác. Người hay ích kỉ là người sống nhỏ nhen hay so đo tính toán. Chính bởi vậy mà chẳng mấy ai thích lại gần họ. Tiêu biểu cho lối sống này là người anh trong câu chuyện "Bức tranh của em gái tôi" của tác giả Tạ Duy Anh. Là người anh chứa đựng lòng dạ hẹp hòi, hay ghen tức và tị nạnh với em. Ích kỉ là lối sống không được mọi người thích thậm chí là có phần ghét bỏ. Hơn thế nữa, ích kỷ sẽ khiến bạn bị người khác xa lánh, chẳng ai muốn kết bạn. Bạn sẽ bị bỏ rơi lúc nào không hay. Chúng ta không nên ích kỉ bởi nó sẽ khiến người khác đánh giá không hay về bản thân bạn. Trong cuộc sống, chúng ta không chỉ biết nghĩ cho mình mà còn phải biết nghĩ đến người khác. Mỗi người hãy rộng lượng, biết san sẻ với nhau những điều tốt đẹp!

Chúng ta được sinh ra và lớn lên như ngày hôm nay dựa một phần rất lớn vào tình cảm yêu thương của mọi người xung quanh. Chính vì thế chúng ta cần sống tình nghĩa và bài trừ sự ích kỉ ra khỏi cuộc sống của mình. Ích kỉ là tính xấu, chỉ những người chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của bản thân mà vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác và luôn chỉ muốn người khác dành cho mình những điều tốt đẹp nhất. Lòng ích kỉ khiến ta chỉ biết nghĩ cho bản thân, thành ra quanh co với những ham muốn cá nhân, đánh mất mình trong vòng xoáy của lợi ích và thù hận. Lòng ích kỉ sẽ gây ra tâm lí đố kị, ghen ghét với những ai đạt được thành công hay hạnh phúc hơn mình, từ đó muốn tìm mọi cách để chiến thắng đối phương, dùng mọi thủ đoạn để hạ gục đối thủ. Sự ích kỉ không chỉ khiến con người tách rời xã hội mà nó còn khiến cho người đó trở nên tiêu cực hơn khi chỉ chăm chú vào những lợi ích của mình mà mặc kệ người khác, mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Những người có lối sống, có nét tính cách này cần thay đổi bản thân, sống chan hòa, nghĩ đến mọi người nhiều hơn nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhắc đến những tấm gương sống có ích, chan hòa, giàu tình yêu thương mà chúng ta phải kể đến. Họ luôn hướng đến những lợi ích chung của con người, luôn muốn cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội,… Những người này thật đáng tán dương, ca ngợi và học tập theo. Mọi sai lầm đều có thể sửa chữa, cách sống cũng có thể thay đổi nếu bản thân bạn thực sự muốn. Hãy trở thành một công dân tốt, yêu thương mọi người và sẵn sàng cho đi.

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI về những câu chuyện quà tặng cuộc sống

Từ thị xã Hồng Lĩnh ngược theo quốc lộ 8A, rồi rẽ trái một cây số là đến Thái Yên, Đức Thọ, nơi có nghề mộc truyền thống nổi tiếng. “Tiếng lành đồn xa, tiếng tốt đồn xa Cái nghề thợ mộc nhất là Thái Yên...” Nghề mộc Thái Yên có từ bao giờ và ai là “ông Tổ” thì đến nay vẫn chưa được xác định.

Theo các bậc cao niên trong làng, nghề mộc Thái Yên ít nhất đã tồn tại 300 năm. Đến cuối thế kỷ XIX, nghề đã phát triển mạnh và rất thịnh vượng trong những năm đầu thế kỷ XX. Lúc đầu, họ chỉ làm những vật dụng thông thường như mâm, khay, hương án... để thờ tự. Rồi trai làng Thái Yên tỏa đi khắp nơi học hỏi kinh nghiệm về đóng bàn, ghế, giường, tủ, xa-lông, tràng kỷ bán ra thị trường. Trải qua bao thế hệ, ở làng nghề này luôn có những thợ mộc tài hoa, ít nơi sánh kịp. Những tên tuổi như Cửu Ngại, ông Hồng, Võ Em, được người làng tôn vinh là những bậc kỳ tài về chạm trổ “Long, Ly, Quy, Phượng” tại các đình chùa, lăng tẩm. Bằng bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của mình, họ đã làm rạng danh nghề truyền thống.

Thời bao cấp, nghề mộc nơi đây vẫn phát triển, nhưng sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Bước sang cơ chế thị trường thì khác hẳn. Từ năm 1995 đến nay được coi là thời kỳ “hoàng kim” của làng mộc Thái Yên. Nặng nghĩa với nghề truyền thống ông cha để lại, các thế hệ đi sau chịu khó học hỏi để sản phẩm làm ra đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Họ cần mẫn, miệt mài không quản ngày đêm. Từ sáng đến khuya, khắp làng trên xóm dưới, lúc nào cũng vang lên tiếng đục đẽo, cưa xẻ, bào, phay, đánh véc-ni. Nguyên liệu bao gồm các loại gỗ lim, dổi, gõ, săng vì, vàng tâm, kiền kiền... được mua từ miền tây Hà Tĩnh và Nghệ An.

Do nhu cầu của khách hàng nên quy mô sản xuất ở Thái Yên ngày càng lớn. Để nâng cao năng lực sản xuất với mục đích sản phẩm làm ra nhiều hơn, đẹp hơn, thu hút khách hàng nhiều hơn, các chủ cơ sở làm đồ mộc đã đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm phương tiện, máy móc. Hiện tại, cả làng có 50 xưởng sản xuất đồ mộc, trung bình mỗi xưởng giải quyết việc làm thường xuyên cho 15-20 lao động . Ngoài các cơ sở chuyên sản xuất hàng cao cấp, hàng trăm hộ còn tận dụng sản phẩm phụ làm các vật dụng thông thường phục vụ khách hàng. Riêng các mặt hàng cao cấp, có những bộ tràng kỷ, xa-lông trị giá trên 30 triệu đồng. Vậy mà có khi không đủ đáp ứng cho khách hàng. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, khách khắp nơi đến mua hàng đông hơn ngày thường.

Do hệ thống giao thông phát triển, phương tiện vận tải nhiều và thông tin liên lạc nhanh, nên việc mua bán, vận chuyển thuận tiện. Hiện nay, sản phẩm đồ mộc Thái Yên chiếm khoảng 30% thị phần ở thành phố Vinh và vùng phụ cận tỉnh Nghệ An. Còn ở Hà Tĩnh thì khi nói đến sản phẩm đồ mộc là người ta nghĩ ngay đến Thái Yên. 5 năm nay, trung bình mỗi năm, người dân Thái Yên thu về 12 tỷ đồng từ sản phẩm đồ mộc. Là vùng chiêm trũng, nhưng sản xuất nông nghiệp đối với người Thái Yên chủ yếu để giải quyết nguồn lương thực tại chỗ, còn nghề mộc mới làm giầu được. Sản phẩm của họ làm ra có giá trị, đưa lại một nguồn lợi kinh tế lớn, nâng cao thu nhập cho người dân và làm cho diện mạo nông thôn ở làng quê này thay đổi từng ngày. Đến thời điểm hiện tại, chỉ tính riêng nhà tầng, Thái Yên đã có 50 nhà, đứng thứ hai khu vực nông thôn (sau xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân) ở Hà Tĩnh. Hộ đói không còn, hộ nghèo chỉ còn 0,6%. Hầu hết các hộ gia đình đã mua sắm đầy đủ các phương tiện nghe nhìn, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Hệ thống giao thông nông thôn phát triển mạnh. Những con đường bùn lầy qua xóm, qua làng ngày nào bây giờ đã được bê tông hóa gần hết. Các công trình phúc lợi xã hội như, trường học, trạm y tế, hội quán... được xây dựng khang trang. Thái Yên cũng là một trong số ít vùng quê ở Hà Tĩnh vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm dấu ấn làng nghề từ xưa để lại.

Mấy năm nay, người dân nơi đây lại có thêm niềm vui khi được biết: Nghề mộc Thái Yên là một trong 10 làng nghề truyền thống đã được tỉnh Hà Tĩnh xếp vào danh sách khôi phục và phát triển. Theo đó, một cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung trên diện tích 3,5 ha đã được xây dựng xong, với tổng nguồn vốn đầu tư 1,7 tỷ đồng. Chính quyền xã Thái Yên đang làm thủ tục để các cơ sở, các chủ hộ sản xuất đồ mộc đấu thầu sớm đi vào hoạt động. Việc đầu tư xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung là kịp thời và cần thiết, để họ có mặt bằng sản xuất với quy mô lớn hơn, đồng thời đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Ông Đoàn Đình Hoạt – Chủ tịch UBND xã Thái Yên cho biết: “Chúng tôi đang tìm kiếm đối tác liên doanh để xây dựng thương hiệu sản phẩm mộc Thái Yên và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu giai đoạn từ 2005-2010, phấn đấu trung bình mỗi năm đạt khoảng 15 tỷ đồng từ sản xuất đồ mộc”. Bằng sự khéo léo, sáng tạo, sức lao động cần mẫn miệt mài của những nghệ nhân tài hoa, cơ sở sản xuất hiện đại, thì mục đích đó đang nằm trong tầm tay của người dân làng mộc Thái Yên.

Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đã được trao cho Thái Yên, không chỉ có thế, Thái Yên còn lọt vào danh sách một trong số ít xã của huyện Đức Thọ không lâu nữa sẽ đạt danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới. Với những nỗ lực như vậy, những thành công và vận hội mới đang chờ đón Thái Yên phía trước .

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm