7 tháng đầu năm 2023, Singapore nhập khẩu 5 mặt hàng nông sản chính từ Việt Nam, bao gồm hàng rau quả, hạt điều, cà phê, hạt tiêu và gạo. Trong đó, gạo và rau quả vẫn là hai mặt hàng đạt trị giá cao nhất.

Thực trạng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Nông nghiệp từ lâu đã là thế mạnh của Việt Nam – một cường quốc tự hào với nền nông nghiệp lâu đài và bền vững. Từ 2009 đến nay, giá trị xuất khẩu nông sản của đất nước ta luôn ở mức cao. Đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và GDP của nước ta.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng từ 16,5 tỷ USD năm 2008 lên 32,1 tỷ USD năm 2016 (tăng trưởng 8,7%/năm).

Trong số đó, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chạy nhất và có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là:

Có thể bạn quan tâm Tăng năng suất nhờ hệ thống nông nghiệp thông minh

Top 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu chạy nhất của Việt Nam

Gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Thị trường tiêu thụ gạo của nước ta lớn nhất là Philippines (31,5% thị phần).

Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là: Senegal (gấp 9,86 lần), Bờ Biển Ngà (tăng 78,6%), Đài Loan (tăng 31%), Hong Kong (tăng 28,3%) và Tanzania (tăng 26,6%).

Gạo – mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đã góp mặt đáng kể trong việc xuất khẩu các mặt hàng rau quả sang nước ngoài. Sau đây là các thị trường cùng với các loại nông sản xuất khẩu chạy nhất tương ứng:

Xuất khẩu rau quả tăng mạnh liên tục qua các năm

Việt Nam tự hào khi đứng đầu quốc gia xuất khẩu hạt điều sang thị trường Mỹ. Chiếm gần 37% trong tổng lượng xuất khẩu của cả nước, với 67.085 tấn, tương đương 450,93 triệu USD.

Đứng thứ 2 về lượng tiêu thụ chính là thị trường EU. Chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu của cả nước, với 46.375 tấn, tương đương 310,95 triệu USD, tăng 23,6% về lượng.

Đứng thứ 1 về lượng tiêu thụ hạt điềuchính là thị trường Mỹ

Việt Nam sở hữu những cánh đồng và đồi chè bạt ngàn, vì thế cà phê từ lâu đã trở thành nông sản xuất khẩu chạy nhất nước ta.

Đức là thị trường lớn nhất xét về lượng tiêu thụ cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp theo là thị trường Đông Nam Á và Hoa Kỳ lần lượt đạt 149.507 tấn và 111.273 tấn, tương đương 296,75 triệu USD và 185,95 triệu USD.

Cà phê từ lâu đã trở thành nông sản xuất khẩu chạy nhất nước ta

Thị trường Trung Quốc và Malaysia vẫn duy trì là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam nhưng lại có chiều hướng giảm so với cùng kỳ của năm trước.

Bên cạnh đó còn có thị trường Ấn Độ. Chiếm 30% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018, đạt 118.463 tấn, trị giá 169,09 triệu USD, chiếm 7,9% trong tổng lượng và chiếm 8,3% trong tổng kim ngạch.

Bắt kịp xu hướng thời đại và nhu cầu của thị trường là nhiệm vụ hàng đầu của nhà nông. Hy vọng bài viết trên cung cấp kiến thức hữu ích cho vụ mùa trồng trọt của bạn. Hãy đặc biệt quan tâm hơn đến 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu chạy nhất này nhé!

Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.

Một số mặt hàng ghi nhận nhiều triển vọng thị trường trong khi có những nhóm hàng, dù đạt giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD, nhưng sẽ đối mặt với khó khăn, thách thức.

Những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong nửa cuối 2023.

Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) đã công bố kết quả phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam nửa đầu 2023 và định hướng xuất khẩu trong nửa cuối 2023.

Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 24,59 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân được xác định là do tình hình suy thoái kinh tế chung trên toàn cầu, lạm phát cùng với hàng tồn kho nhập từ 2022 vẫn còn tại nhiều thị trường trọng điểm khiến đơn hàng xuất khẩu nông-lâm-thủy sản giảm.

Tuy nhiên, bên cạnh sự suy giảm xuất khẩu của nhóm hàng lâm sản, thủy sản với tỷ lệ tương ứng 28,2% và 27,4% so với cùng kỳ năm 2022, nhiều doanh nghiệp trong nước đã tận dụng tốt cơ hội để gia tăng xuất khẩu vào Trung Quốc và một số quốc gia khác, khi các nước này đẩy mạnh nhập khẩu lương thực phục vụ cho nhu cầu dự trữ, đảm bảo an ninh lương thực. Nhờ đó, xuất khẩu gạo, rau quả, điều, cà phê tăng tương ứng 34,7%, 64,2%, 7,7%, 3% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó xuất khẩu gạo và rau quả gia tăng đột biến.

Bộ NN-PTNT dự kiến trong nửa cuối 2023, các mặt hàng sau sẽ là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Thứ nhất, rau quả. Rau quả là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 3 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực 6 tháng đầu năm 2023 với giá trị đạt 2,75 tỷ USD, tăng 64,2% so với cùng kỳ. Trung Quốc chiếm thị phần xuất khẩu 63,5% với mức tăng trưởng trên 80% trong 6 tháng đầu năm, khi thị trường mở cửa trở lại sau dịch là lợi thế lớn đối với xuất khẩu rau quả Việt Nam. Trong 6 tháng cuối năm, dự báo xuất khẩu rau quả duy trì tăng trưởng tốt nếu các doanh nghiệp chú trọng chất lượng, cải tiến về mẫu mã, bao bì, truy xuất nguồn gốc để đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn của thị trường.

Thứ hai, gạo. Xuất khẩu gạo của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023 đạt 4,2 triệu tấn (giảm 10,5%) và 2,2 triệu USD (tăng 8,1%) so với cùng kỳ. Xuất khẩu có khả năng sẽ chậm lại do nguồn cung từ vụ Đông Xuân đã cạn. Tuy nhiên, triển vọng ngành gạo được đánh giá là tương đối tích cực trong 6 tháng cuối năm do sản lượng gạo tại nhiều quốc gia sản xuất tại châu Á đứng trước nguy cơ sụt giảm dưới tác động của El Nino. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu cũng như giá gạo trên thị trường quốc tế.

Thứ ba, cà phê. Xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2023 đạt 2,41 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ. Dự báo xuất khẩu cà phê thời gian tới sẽ giảm đáng kể về lượng nhưng giá xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung suy giảm khi diện tích giảm.

Thứ tư, hạt điều. Xuất khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm 2023 đạt 1,62 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Trong thời gian tới, ngành điều Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ tình hình kinh tế, chính trị quốc tế, biến động tỷ giá, tiêu dùng giảm, chi phí chế biến tăng. Dự báo nhu cầu tiêu thụ điều vẫn chậm và giá bán khó tăng.

Thứ năm, hồ tiêu. Xuất khẩu hồ tiêu 6 tháng đầu năm 2023 đạt 498 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ. Trong những tháng cuối năm, xuất khẩu hạt tiêu dự báo tiếp tục khó khăn do các thị trường lớn phục hồi chậm, lượng hàng tồn từ năm trước cũng là nguyên nhân khiến các nhà nhập khẩu giảm bớt thu mua hạt tiêu từ Việt Nam.

Thứ sáu, thủy sản. Xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2023 đạt 4,13 tỷ USD, giảm 27,4% so với cùng kỳ. Dự báo từ nay tới cuối năm, thị trường tiêu thụ thủy sản có thể phục hồi chậm. Tồn kho tại các thị trường lớn là Hoa Kỳ, EU và lượng hàng giá rẻ của các nước khác như Ecuador và Ấn Độ sẽ tác động lớn đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhất là mặt hàng tôm.

Thứ bảy, gỗ và sản phẩm gỗ. Xuất khẩu gỗ và sẩn phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2023 đạt 6,01 tỷ USD, giảm 28,8%. Dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ nay tới cuối năm còn gặp nhiều khó khăn khi các thị trường xuất khẩu tiếp tục thắt chặt chi tiêu nhằm kiềm chế lạm phát, nhu cầu tại thị trường Hoa Kỳ thấp, EU áp dụng nhiều luật mới liên quan đến nạn phá rừng, trong đó có mặt hàng gỗ.

Quý 1/2024, Việt Nam chi 1,08 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng nông sản thuộc nhóm nông nghiệp và thủy sản từ ASEAN.

Theo tổng hợp của Mekong ASEAN từ số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, quý 1/2024, Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng nông sản thuộc nhóm nông nghiệp, thủy sản từ 8 thị trường thành viên của khối ASEAN.

Trong đó, 3 mặt hàng có giá trị từ 100 triệu USD trở lên bao gồm hạt điều, dầu mỡ động thực vật và thủy sản. Hạt điều là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất với 608 triệu USD, tiếp đến là dầu mỡ động thực vật với 222 triệu USD và thủy sản với 102 triệu USD.

Ngoài 3 mặt hàng trên, Việt Nam còn nhập hàng rau quả từ ASEAN với tổng kim ngạch 62,9 triệu USD, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc với 34,9 triệu USD, sữa và sản phẩm sữa với 30,8 triệu USD, ngô với 20,7 triệu USD và đậu tương với 1,7 triệu USD.

Tại các thị trường cụ thể, Việt Nam nhập khẩu từ Lào 2 mặt hàng trong nhóm này, gồm rau quả với 0,7 triệu USD và ngô với 16,5 triệu USD. Nhập khẩu từ Singapore 4 mặt hàng, lần lượt là thủy sản với 0,3 triệu USD, dầu mỡ động thực vật với 0,7 triệu USD, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc với 2,8 triệu USD, sữa và sản phẩm sữa 7,2 triệu USD.

Việt Nam nhập khẩu từ Philippines thủy sản với giá trị 9,7 triệu USD, sữa và sản phẩm sữa với 0,1 triệu uSD và bánh kẹo, sản phẩm từ ngũ cốc với 3,4 triệu USD.

Tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ 3 thị trường trên lần lượt là 17,2 triệu USD với Lào, 11 triệu USD với Singapore và 13,2 triệu USD với Philippines.

Trong khi đó, Việt Nam chi tới 614 triệu USD để nhập khẩu hàng nông, thủy sản từ Campuchia. Hạt điều là mặt hàng lớn nhất với 593 triệu USD, tương ứng chiếm tỷ trọng 96%. Ngoài ra còn có rau quả được nhập từ Campuchia với giá trị 19,2 triệu USD.

Sau Campuchia, Indonesia là thị trường có kim ngạch nhập khẩu nhóm này lớn thứ hai với 213 triệu USD. Trong đó, dầu mỡ động thực vật đạt tới 100 triệu USD, kế đến là thủy sản với 79,3 triệu USD, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc với 18,8 triệu USD và hạt điều với 15,3 triệu USD.

Malaysia là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba với 136 triệu USD, bao gồm 109 triệu USD cho dầu mỡ động thực vật; 9,9 triệu USD cho bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc; 10,3 triệu USD cho sữa và sản phẩm sữa; 5,6 triệu USD cho thủy sản.

Trong quý đầu năm 2024, Việt Nam chi 45 triệu USD và 33 triệu USD để nhập khẩu hàng nông, thủy sản từ Thái Lan và Myanmar. Cụ thể, Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan 5 mặt hàng, bao gồm rau quả (9,8 triệu USD), ngô (4,2 triệu USD), thủy sản (7 triệu USD), sữa và sản phẩm sữa (13,2 triệu USD) và dầu mỡ động thực vật với 11,7 triệu USD.

Việt Nam nhập khẩu từ Myanmar với hàng rau quả và thủy sản, đạt lần lượt 32,3 triệu USD và 0,7 triệu USD.

Trong quý, Việt Nam không ghi nhận nhập khẩu nông sản thuộc nhóm nông nghiệp, thủy sản từ Brunei. Việt Nam nhập từ quốc gia này hai mặt hàng chính là dầu thô (55,5 triệu USD) và hóa chất (8,1 triệu USD).