Trung bình sẽ mất khoảng 5 – 6 năm để từ một kỹ thuật viên spa chuyên nghiệp thăng tiến lên vị trí quản lý spa. Vậy công việc của một quản lý spa là gì? Để quản lý spa hiệu quả, cần lưu ý những yếu tố nào? Hãy cùng Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu đi tìm lời đáp trong bài viết sau đây nhé.

Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp

Ở bất kỳ môi trường nào, nhân viên cũng mong muốn làm việc trong sự chuyên nghiệp với tâm thế thoải mái để mỗi ngày đi làm đều có ý nghĩa và mang lại nhiều giá trị hơn. Là quản lý spa, bạn cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử chi tiết, rõ ràng giữa cấp trên và cấp dưới, giữa nhân viên với nhau, giữa nhân viên với khách hàng để tạo nên môi trường làm việc thân thiện, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng chế độ thưởng – phạt minh bạch, công bằng để nhân viên an tâm gắn bó lâu dài và làm việc hết mình.

Đảm bảo chất lượng đầu vào nhân sự

Hãy thực hiện tốt khâu tuyển dụng ngay từ đầu. Yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh lĩnh vực spa chính là con người, bao gồm kỹ thuật viên spa, tư vấn viên, y sĩ… Họ chính là những người trực tiếp đem lại trải nghiệm cho khách hàng dựa trên mức độ thạo nghề và thái độ khi giao tiếp. Vì thế, việc xây dựng đội ngũ nhân viên spa tiếp cận đầy đủ kiến thức, kỹ năng và tác phong làm việc chuyên nghiệp là điều không thể thiếu.

Một điều lưu ý khác là ngay từ đầu, người quản lý cần “đả thông tư tưởng” cho ứng viên hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Khi tuyển dụng, bạn nên quan sát kỹ sắc mặt, thái độ của ứng viên để biết họ có tố chất của một người làm nghề dịch vụ hay không. Nhận định đúng tiềm năng sẽ giúp bạn có được đội ngũ nhân sự chất lượng nhất.

Kinh nghiệm quản lý spa hiệu quả

Để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy đến và đạt mục tiêu doanh thu, nhanh chóng thu hồi vốn, nhà quản lý spa cần học hỏi kinh nghiệm sẵn có từ người đi trước. Đặc thù của kinh doanh spa là bỏ ra nguồn chi phí lớn cho trang thiết bị, máy móc hiện đại, nguồn nhân lực kỹ thuật viên giỏi tay nghề… nên việc quản lý spa hiệu quả để tối ưu kinh phí là bài toán không hề đơn giản chút nào. Dưới đây là một số kinh nghiệm trong quản lý spa giúp bạn có thể định hướng phát triển và vận hành spa đúng cách.

Học cách xử lý tình huống phát sinh

Trong quá trình quản lý spa, không hiếm xảy ra những tình huống không hề mong đợi, làm các nhà quản lý phải đau đầu xử trí, ví dụ như khách bị dị ứng với mỹ phẩm, khách không hài lòng với dịch vụ và đòi lại tiền, khách bị chảy máu khi thực hiện quy trình trị liệu… Đây là những rủi ro gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu spa.

Muốn trở thành nhà quản lý giỏi, bạn phải học cách ứng biến tốt với những sự cố trên, bao gồm trang bị kiến thức để giải quyết nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn cho khách hàng, tránh khiến khách bị hoảng loạn; gửi lời xin lỗi chân thành và thương lượng với khách hàng để đền bù tổn thất hợp lý…

Quá trình trị liệu có thể xảy ra một số phản ứng không mong muốn trên cơ thể khách (Nguồn ảnh: Internet)

Kỹ năng ứng biến nhanh chóng sẽ có được khi bạn đã từng kinh qua trường hợp đó để đúc kết kinh nghiệm hoặc tham gia các lớp đào tạo sơ cứu, lớp kỹ năng xử lý tình huống trong các khóa quản lý spa chuyên nghiệp… Bên cạnh đó, đừng quên bảo đảm tay nghề chuyên môn của kỹ thuật viên đạt mức chuẩn nhất để hạn chế rủi ro không đáng có xảy đến cho khách hàng.

Trên đây là bản mô tả công việc quản lý spa và một số chia sẻ kinh nghiệm quản lý spa. Sẽ còn rất nhiều lời khuyên khác về quản trị nhân sự, xây dựng ngân sách, quản lý chất lượng… trong những bài viết tiếp theo từ Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu. Hãy cùng đón đọc nhé!

Quản lý xuất nhập tồn kho là công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức và phương pháp tổ chức. Với các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ thì việc này càng khó hơn do số lượng hàng hóa nhập vào bán ra hàng ngày nhiều và mặt bằng trình độ nhân viên lại thấp.

Để nắm được chính xác lượng hàng hóa tồn kho hiện tại, các doanh nghiệp/cửa hàng phải đối chiếu lượng hàng đã nhập vào bao nhiêu, xuất bán bao nhiêu, hoặc thực hiện kiểm kho định kỳ. Với lượng hàng hóa ít thì công việc này không quá phức tạp, tuy nhiên khi số lượng hàng hóa nhiều lên thì điều này thực sự gây khó khăn cho không ít các doanh nghiệp/cửa hàng.

Chính vì việc mất nhiều thời gian và công sức để có thể nắm được số lượng hàng hóa tồn kho, nên nhiều doanh nghiệp đã buông lỏng việc quản lý, điều này dẫn đến sự thất thoát hàng hóa và doanh nghiệp không nắm được số liệu để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý hàng hóa xuất nhập tồn kho, cho phép nhập tồn kho đầu kỳ cho các vật tư, hàng hoá theo từng kho.

Cách thao tác • Bước 1: Khai báo danh sách kho được sử dụng tại doanh nghiệp ◦ Vào menu Danh mục\Vật tư hàng hóa\Kho. ◦ Nhấn chọn chức năng Thêm trên thanh công cụ.

Khai báo thông tin cần thiết, nhấn Cất. Thao tác chi tiết tham khảo

• Bước 2: Khai báo danh mục Vật tư hàng hóa ◦ Vào menu Danh mục\Vật tư hàng hóa\Vật tư hàng hóa. ◦ Nhấn chọn chức năng Thêm trên thanh công cụ.

Khai báo thông tin cần thiết, nhấn Cất.Thao tác chi tiết tham khảo

Cách 1: Nhập trực tiếp vào phần mềm Vào menu Nghiệp vụ\Nhập số dư ban đầu\tab Tồn kho vật tư, hàng hoá, chọn chức năng Nhập tồn kho trên thanh công cụ:

• Với VTHH áp dụng phương pháp tính giá xuất kho là Bình quân cuối kỳ hoặc Bình quân tức thời:

◦ Chọn kho phát sinh hàng tồn và chọn vật tư hàng hoá còn tồn kho đầu kỳ. ◦ Nhập số lượng, giá trị của hàng tồn kho và các thông tin khác (nếu có) như: số lô, hạn sử dụng, nhập mã quy cách, số lượng theo đơn vị chính.

•  Với vật tư, hàng hoá áp dụng phương pháp tính giá xuất kho là Đích danh hoặc Nhập trước xuất trước:

◦ Chọn kho phát sinh hàng tồn và chọn vật tư hàng hoá còn tồn kho đầu kỳ. ◦ Nhập ngày nhập kho, số phiếu nhập, số lượng, đơn giá cho từng lần nhập kho đã phát sinh của vật tư hàng hoá và các thông tin khác (nếu có) như: số lô, hạn sử dụng, nhập mã quy cách, số lượng theo đơn vị chính.

•  Với vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ/bán hộ:

◦  Chọn kho quản lý hàng nhận giữ hộ/bán hộ và chọn vật tư hàng hoá nhận giữ hộ/bán hộ còn tồn kho đầu kỳ. ◦  Nhập số lượng, giá trị của hàng tồn kho và các thông tin khác (nếu có) như: số lô, hạn sử dụng, nhập mã quy cách, số lượng theo đơn vị chính.

◦  Chọn loại hàng hoá là bán hộ hoặc giữ hộ tại cột Hàng hoá giữ hộ/bán hộ.

Lưu ý: Để hiện thị được cột Hàng hoá giữ hộ/bán hộ, phục vụ cho việc nhập tồn kho VTHH nhận giữ hộ/bán hộ, trước đó kế toán cần tích chọn thông tin Có phát sinh hàng hoá nhận giữ hộ, gia công, nhận bán hộ, ký gửi, ký cược trên menu Hệ thống\Tuỳ chọn\Vật tư hàng hoá.

Sau khi khai báo xong tồn kho vật tư, hàng hoá, nhấn Cất.

Vào menu Nghiệp vụ\Nhập số dư ban đầu\tab Tồn kho vật tư, hàng hóa.

◦ Chọn chức năng Nhập khẩu từ excel trên thanh công cụ. Thao tác chi tiết tham khảo

là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm kế toán tại đây: