Thời Sự Lào Campuchia
Chủ tịch Quốc hội Lào chúc mừng những thành tựu to lớn và toàn diện mà nhân dân Campuchia đạt được trong những năm qua; tin tưởng Vương quốc Campuchia sẽ ngày càng phát triển phồn vinh với vai trò, vị thế ngày càng được nâng cao ở khu vực và trên thế giới.
Sau khi tăng kỷ lục ở kỳ điều hành gần nhất, giá xăng tại Việt Nam có khả năng tiếp tục tăng nữa.
Kỳ điều chỉnh giá xăng ngày 1-6 vừa qua đã đẩy giá xăng tại Việt Nam, cụ thể là A95 chạm mức kỷ lục là 31.570 đồng/lít.
Mức giá xăng này được cơ quan quản lý Nhà nước nhận định vẫn ở mức trung bình so với thế giới, thậm chí rẻ hơn Lào và Campuchia.
Cơ quan chức năng cũng lo ngại, dù giá xăng đang ở mức cao nhưng không thể đưa xuống thấp vì khả năng giá rẻ gây ra hiện tượng buôn lậu xăng từ Việt Nam qua Lào và Campuchia.
Theo Bộ Công thương Campuchia, giá xăng A95 của nước này hiện đang được bán với giá 1,38 USD/lít, tương đương 32.000 đồng/lít.
Còn theo Công ty quốc gia xăng dầu Lào, thì giá xăng A95 của Lào đang được bán tại thủ đô Viêng Chăn là 28.070 Kip/lít, tương đương 45.351 đồng/lít.
Như vậy, giá xăng Campuchia chỉ nhỉnh hơn Việt Nam không đầy 500 đồng/lít còn giá xăng Lào đang cao hơn Việt Nam gần 14.000 đồng/lít.
Theo Bộ Công thương, vào ngày 6-6, giá xăng A95 nhập khẩu từ Singapore đã leo lên mức 157,41 USD/thùng. Giá này cao hơn cả vào ngày điều chỉnh xăng 1-6 là 152,71 USD/thùng.
Do đó, vào kỳ điều chỉnh ngày 11-6 đến, giá xăng trong nước khó có khả năng giảm.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Loại cá này có nhất ở vùng biển Phú Yên, Quảng Ngãi, Đà Nẵng.
Chiều 10/12, tại Bắc Kinh (Trung Quốc), đồng chí Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam và đồng chí Vương Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chủ trì phiên họp lần thứ 16 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.
Hội thảo do Văn phòng Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Viện nghiên cứu phát triển – Trung tâm WTO TPHCM tổ chức ngày 14-11 tại TPHCM.
Theo ông Kiên, những thuận lợi để Việt Nam khai thác, tận dụng, phát triển hàng hóa tại ba thị trường này là sự thuận lợi lớn trong vận chuyển, họ là nhóm nước phát triển chậm hơn so với các nước trong khu vực, có nhiều chương trình hợp tác trong khuôn khổ tiểu vùng CLV (Campuchia – Lào- Việt Nam, CLMV (Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam)…
Song song đó là những lợi ích từ các chương trình hợp tác khu vực như khai thác cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, thuận lợi trong lưu thông hàng hóa (cơ chế một cửa một điểm dừng), lợi thế khi về giá cả, chất lượng…
Ông Kiên cũng dẫn chứng, tại thị trường Campuchia, năm 2013 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 3,4 tỉ đô la Mỹ, trong đó xuất khẩu chiếm 2,93 tỉ đô la Mỹ, nhập khẩu chiếm 504 triệu đô la Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bao gồm xăng dầu, sắt thép, phân bón, hàng dệt may… các mặt hàng nhập khẩu bao gồm cao su, hạt điều, gỗ, ngô, nguyên liệu thuốc lá…
Ở thị trường Lào, kim ngạch năm 2013 đạt 1,15 tỉ đô la Mỹ, trong đó xuất khẩu đạt 458 triệu đô la Mỹ, nhập khẩu đạt 668 triệu đô la Mỹ, tăng 50% so với năm 2012. Các mặt hàng xuất khẩu là xăng dầu, sắt thép, phân bón, phương tiện vận tải; nhập khẩu các mặt hàng gỗ, quặng, khoáng sản, ngô…
Riêng về thị trường Myanmar, ông Kiên cho biết mặc dù mới mở hai năm trở lại đây nhưng Myanmar là thị trường nóng, tiềm năng của nhiều nước. Theo ông Kiên, quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Myanmar ngày càng phát triển và sẽ cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt.
Quan hệ song phương xuất khẩu giữa Việt Nam và Myanmar tăng lên gấp đôi từ 120 triệu đô la Mỹ lên gần 250 triệu đô la Mỹ chỉ trong 1 năm từ 2012 đến 2013. Các sản phẩm sắt thép, máy móc thiết bị và hàng dệt may hiện đang là những hàng hóa dẫn đầu về xuất khẩu của nước ta vào thị trường Myanmar. Về nhập khẩu, gỗ và các sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 70%) trong cơ cấu nhập khẩu chính từ Myanmar năm 2013; ngoài ra còn có các mặt hàng rau, quả, thủy sản.
Tuy nhiên, để đẩy mạnh khai thác hiệu quả các thị trường Campuchia, Lào và Myanmar, Việt Nam cần nỗ lực vượt qua các rào cản do cơ chế, chính sách quản lý của các nước này còn nhiều bấp cập; việc thanh toán còn chưa thuận lợi, đặc biệt tại thị trường Myanmar.
Cũng tại hội thảo, bà Bùi Thị Thanh An, Phó cục trưởng Cục xúc tiến thương mại, Trưởng văn phòng đại diện tại TPHCM nhấn mạnh, Campuchia là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều hàng năm tăng trung bình trên 30%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2014 đạt 1,95 tỉ đô la Mỹ, trong đó xuất khẩu sang Campuchia 1,51 tỉ đô la Mỹ và nhập khẩu hơn 440 triệu đô la Mỹ.
Với thị trường Myanmar, tính đến hết quí 2-2014, kim ngạch xuất khẩu đạt 163,04 triệu đô la Mỹ, tăng 64,64% so với cùng kỳ năm ngoái. Với thị trường Lào, trị giá xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt sang Lào đạt 330 triệu đô la Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2014, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước.
Bà An cũng chia sẻ những cơ sở pháp lý cũng như các giải pháp xúc tiến thương mại để doanh nghiệp tận dụng cơ hội hiệp định AEC 2015 nói riêng và các hiệp định thương mại được ký kết trong thời gian tới nói chung.
Bà An cho biết, từ đầu năm đến nay, thông qua các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, chương trình xúc tiến đầu tư đã hỗ trợ hơn 2.500 lượt doanh nghiệp với giao dịch gần 62.000 lượt với các hợp đồng kinh tế được ký kết giá trị 260 triệu đô la Mỹ, khách tham quan mua sắm trên 1 triệu lượt người và doanh thu đạt trên 150 tỉ đồng.
Về định hướng trong thời gian tới, bà An cho biết ngoài việc tập trung vào các chương trình như xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu cũng cần chú trọng đến xúc tiến thương mại thị trường trong nước.
Ngày 23-10, tại Thủ đô Vientiane (Lào), Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Khuon Sudary nhân dịp sang tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) tại Lào.
Tại hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane đánh giá cao sự tham gia của đoàn đại biểu Quốc hội Campuchia tại Đại hội đồng AIPA, góp phần phát huy mối quan hệ truyền thống, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và lâu dài giữa hai nước Lào - Campuchia.