Cnn Live Bầu Cử
Tổng thống Biden mỉa mai thông điệp siết kiểm soát nhập cư từ Elon Musk, nói rằng tỷ phú này từng là "lao động chui" khi mới đến Mỹ.
Hiệp Ước Xanh trong Chính Sách Nông Nghiệp Chung
Đối với hơn 800 ngàn nông dân Pháp đang nuôi sống hơn 68 triệu dân, đang góp phần để Liên Hiệp Châu Âu được mệnh danh là một cường quốc nông nghiệp, nắm giữ một phần chìa khóa của chính sách « tự chủ về lương thực » cho toàn khối, điều không thể chấp nhận được mà những đòi hỏi của châu Âu về các chuẩn mực xanh. Chính Sách Nông Nghiệp Chung phiên bản gần đây nhất và đã bắt đầu được áp dụng từ năm ngoái bao gồm luôn vế « Hiệp Ước Xanh » : Châu Âu gắn liền các khoản trợ cấp cho nông dân với đòi hỏi tuân thủ các chuẩn mực về môi trường.
Năm 2021 khi Liên Âu điều chỉnh Chính Sách Nông Nghiệp Chung PAC cũng trên đài truyền hình Pháp France 24 Sébastien Abis, chuyên gia về lương thực thực phẩm, giám đốc Club Demeter, một tổ chức quy tụ nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm đã nêu bật một nghịch lý :
« Chính Sách Nông Nghiệp Chung PAC ra đời từ năm 1962. Ở thời điểm đó Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu (tiền thân của Liên Hiệp Châu Âu) cần sản xuất nhiều để bảo đảm an ninh lương thực cho người dân châu Âu sau những năm tháng chiến tranh. Giờ đây ưu tiên của châu Âu đã thay đổi : Bruxelles đòi nông dân tiếp tục sản xuất để nuôi sống hơn 500 triệu miệng ăn. Đồng thời như tất cả mọi ngành nghề khác, ngành nông nghiệp cũng phải đóng góp vào tiến trình chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh. Tức là chúng ta đòi giới canh nông khắc phục những hậu quả biến đổi khí hậu gây nên. Đương nhiên đây là nghĩa vụ chung của nhân loại. Quả thực là các nhà chăn nuôi, trồng trọt họ trên tuyến đầu : họ khai thác đất đai, các nguồn nước ngọt để canh tác … họ tiếp cận trực tiếp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và do vậy có trách nhiệm với hệ sinh thái. Khúc mắc nằm ở chỗ trong phiên bản mới của Chính Sách Nông Nghiệp Chung được thông qua năm 2021 và có hiệu lực hai năm sau đó, Châu Âu vẫn đặt mục tiêu sản xuất nhiều hơn và chất lượng hơn, nhưng cùng lúc, lại đòi nông dân trong Liên Âu phải có trách nhiệm gìn giữ môi trường, mái nhà chung của nhân loại… Bruxelles tuy nhiên lại quên tính tới việc bảo đảm cho họ một mức thu nhập khả dĩ ».
Sự hào phóng của châu Âu với nông dân Ukraina
Nông dân tại nhiều nước trong khối, mạnh hơn cả là các nước Đông Âu (Ba Lan, Bulgari, Rumanie, Hungary, Slovakia) phẫn nộ khi mà hàng ngàn tấn ngũ cốc Ukraina vẫn cứ tiếp tục đổ vào thị trường châu Âu, tồn đọng trong các nhà kho trong khi mà các nhà sản xuất địa phương không có chỗ để chứa nông sản mà họ sắp thu hoạch vào mùa xuân 2024.
Nông sản Ukraina được cho là chỉ tạm dừng tại Liên Âu trước khi tiếp tục được chuyển sang một thị trường thứ ba như Trung Cận Đông hay châu Phi, trên thực tế giới trong ngành cho rằng lúa mì, hạt hoa hướng dương hay bắp của Ukraina được bán trực tiếp cho nhiều nước trong Liên Âu (Ý, Tây Ban Nha …).
Liên Âu liên đới với Ukraina phải đối mặt với chiến tranh. Nông dân châu Âu không đoàn kết với nông dân Ukraina.
Để xoa dịu phẫn nộ của giới chăn nuôi trồng trọt trong Liên Âu, Bruxelles đến tháng 3/2024 đã ban hành một số biện pháp khẩn cấp như là : giải ngân 156 triệu euro hỗ trợ các bên bị thiệt hại ; ấn định « những mức trần » về nhập khẩu lương thực, thực phẩm của Ukraina (thịt gà, trứng, mật ong, bắp …)
Bất mãn thứ hai cũng xuất phát từ chiến tranh Ukraina, khi mà cuộc chiến này đẩy giá năng lượng, phân bón lên cao. Uẩn ức thứ ba là các đợt hạn hán, rồi mưa lũ gây thiệt hại mùa màng khiến đời sống của các nông dân thêm chật vật. Nhà báo Gabriel Grésillon của tờ Les Echos đã thực hiện nhiều bài phóng sự về nỗi bất bình của nông dân Pháp trong vùng Haute Garonne, miền tây nam nước Pháp đưa ra một trường hợp cụ thể về « giọt nước làm tràn ly - tức nước vỡ bờ » tại đây :
« Điểm khởi đầu là một sự kiện rất cụ thể : giữa tháng 1 năm nay diễn ra một cuộc họp tại thành phố Toulouse để đàm phán về giá nước cho giới trồng trọt và chăn nuôi. Số này không được thỏa mãn và xin được chơi chữ một chút : đó là ‘giọt nước’ làm trào những phẫn uất của giới canh nông. Họ bắt đầu huy động lực lượng, dựng rào cản, chiếm đóng các trục giao thông và nhất là chiếm đóng xa lộ A64. Thực ra có rất nhiều vấn đề khiến giới chăn nuôi, trồng trọt phẫn uất. Một trong số đó là thu nhập quá thấp trong ngành. Ở khu vực Haute Garonne sau khi trừ tất cả các loại thuế, bảo hiểm, đóng góp xã hội … thu nhập hàng năm của nông dân là 5.000 euro »
Trên các phương tiện truyền thông, nông dân Pháp bất mãn nhất là cảm thấy bị đối xử bất công : giới làm công ăn lương được bảo đảm một mức lương tối thiểu. Nông dân thì không, như phóng viên báo Les Echos vừa trình bày. Chắc chắn là thu nhập 5.000 euro một năm không có sức thuyết phục giới trẻ ở Pháp lao vào nghiệp canh nông. Theo Viện Thống Kê Quốc Gia Pháp, năm 1965 trên toàn quốc có 6,2 triệu nông dân. Con số này rơi xuống còn 0,8 triệu năm 2020. Gabriel Grésillon cho biết tiếp :
« Đòi hỏi chính từ phía các nông gia là quyền được sống một cách đàng hoàng tử tế nhờ sức lao động của mình, họ cũng nêu bật là Châu Âu giảm trợ cấp thông qua Chính Sách Nông Nghiệp Chung, họ bất mãn vì giá xăng dầu tăng mạnh, vì chính sách thuế khóa, vì bị các tập đoàn phân phối bắt chẹt. Nông dân than phiền vì những thủ tục hành chính quá nặng nề, quá rắc rối làm họ tốn quá nhiều thời gian để khai đủ mọi loại giấy tờ thay vì dành thời gian đó cho công việc ngoài đồng ». Thu nhập quá thấp là nguyên nhân dẫn tới nhiều vụ nông dân Pháp tự sát như trường hợp của thân phụ Jérome Bayle, một nông dân 45 tuổi trong vùng Haute Garonne. Anh là một gương mặt hàng đầu trong phong trào tự phát của những người nông dân nổi dận ….
Giới sản xuất bị các nhà phân phối ép giá
Vậy làm thế nào nâng mức thu nhập cho những người đang nuôi sống 520 triệu dân trong Liên Hiệp Châu Âu ? Giáo sư đại học Sorbonne Sylvie Brunel, từng điều hành tổ chức Action Contre La Faim - Hành Động Chống Nạn Đói trả lời trong một chương trình trên đài truyền hình France24 cách nay đã gần ba năm trình bày về trường hợp cụ thể ở Pháp :
« 9 phần 10 thực phẩm đến tay người tiêu dùng phải đi qua các hệ thống phân phối mà cụ thể là các siêu thị lớn. Trên toàn nước Pháp có 4 trung tâm trực tiếp mua vào lương thực thực phẩm của các nông dân trước khi phân phối cho các siêu thị lớn và cho các cửa hàng chuyên về lương thực thực phẩm … Về phía các nhà cung cấp thì có hàng chục ngàn nông gia, có không biết bao nhiêu là tổ hợp và vài trăm nhà môi giới … Điều đó cho thấy là bên mua vào ở trong thế mạnh và họ sẵn sàng áp đặt giá cả với các nhà sản xuất. Chính vì thế mà Pháp đã ban hành luật Egalim (Egalité Alimentaire), đòi một mối tương quan bình đẳng hơn giữa các đại lý phân phối với các nông gia (Remontée) nhưng tới nay luật này không mang lại hiệu quả như mong muốn, bởi vì sự thực là có ít nhất ba trở ngại : người mua vẫn không biết rõ xuất sứ của các sản phẩm, chúng ta cũng không biết khi mua vào một quả trứng hay một bó rau, một kí lô táo …. thì nhà chăn nuôi nhân và nhà sản xuất được bao nhiêu phần trăm. Sau cùng, khi đi chợ mọi quyết định còn tùy thuộc vào túi tiền của người tiêu dùng ».