Melde dich an, um fortzufahren.

Khách hàng chuyển khoản qua ngân hàng số bất kỳ ngoài VPBank

Khách hàng có thể thực hiện chuyển tiền theo các bước sau đây:

Bước 1: Đăng nhập vào Ngân hàng Số (qua ứng dụng hoặc website)

Bước 2: Chọn chức năng Chuyển tiền Liên Ngân hàng/ Chuyển tiền nhanh Napas 247 đến số Tài Khoản

Bước 3: Nhập các thông tin sau tại màn hình chuyển tiền:

Bước 4: Xem lại thông tin chuyển khoản tại màn hình xác nhận.

Bước 5: Nhập OTP để xác thực và hoàn tất giao dịch chuyển tiền. APS sẽ tăng tiền tương ứng trên tài khoản chứng khoán tại APS của Nhà đầu tư.

Hình ảnh minh họa các màn hình giao dịch:

Ví dụ: Khách hàng nộp 100.000.000đ đến Tài khoản chứng khoán số 030C019898 và vào tiểu khoản giao dịch thông thường đuôi 1 – của chủ TK Nguyễn Văn A.

Ngoài ra APS vẫn duy trì hình thức nộp tiền qua tài khoản thông thường. Thông tin tài khoản nộp tiền như sau:

Nộp tiền vào tiểu khoản thường: NT vao TKCK so 030C[xxxxxx1] cua [tên chủ tài khoản chứng khoán]

Nộp tiền vào tiểu khoản Margin: NT vao TKCK so 030C[xxxxxx6] cua [tên chủ tài khoản chứng khoán]

I. Giao dịch rút tiền qua A.Live

Các bước thực hiện chuyển tiền:

+ Bước 1: Chọn tài khoản chuyển tiền

+ Bước 3: Chọn số tài khoản nhận

+ Bước 6: Nhập mã PIN hoàn tất giao dịch đối với chuyển tiền ra tài khoản ngân hàng. Đối với chuyển khoản nội bộ không cần nhập mã PIN.

II. Giao dịch rút tiền qua A.Invest

Quý khách vui lòng thực hiện theo các thao tác sau:

+ Bước 1: Chọn tài khoản chuyển: Hệ thống sẽ tự động hiển thị tài khoản nhận

+ Bước 3: Nhấn nút “Xác nhận” để gửi yêu cầu chuyển tiền

+ Bước 4: Nhập mã pin tại màn xác nhận chuyển tiền và nhấn nút xác nhận để hoàn tất giao dịch

Quý khách vui lòng thực hiện theo các thao tác sau:

+ Bước 1: Chọn tài khoản chuyển

+ Bước 2: Chọn tài khoản nhận: Lựa chọn tài khoản ngân hàng đã đăng ký. Các thông tin sẽ được tự động điền vào các ô dữ liệu

+ Bước 4: Nhập nội dung chuyển tiền

+ Bước 5: Nhấn nút “Xác nhận” để gửi yêu cầu chuyển tiền

+ Bước 6: Nhập mã pin tại màn xác nhận chuyển tiền và nhấn nút xác nhận để hoàn tất giao dịch

Thời gian rút tiền từ 8h30 đến 16h00 từ thứ 2 đến thứ 6 trừ các ngày nghỉ lễ.

Hãy đồng hành trên con đường phát triển của chúng tôi.

Theo VCBS, lãi suất cho vay đã về mức thấp kỷ lục trong quý III/2024 và dự kiến sẽ sớm nhích lên khi kinh tế khởi sắc. Theo đà phục hồi của lãi suất cho vay, NIM ngân hàng dự kiến cũng sẽ cải thiện.

Mục đích phát hành tín phiếu

Giấy tờ có giá này được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phát hành nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Tạo ra lợi nhuận dựa trên lãi suất tín phiếu dù không quá lớn.

Điều tiết lượng cung tiền lưu thông trên thị trường tiền tệ.

Điều tiết sự luân chuyển đồng tiền đang lưu thông.

Là công cụ đắc lực để điều hành chính sách tiền tệ và lượng cung tiền thực tế trên thị trường tiền tệ.

Ngăn ngừa và hạn chế tình trạng lạm phát, ổn định giá cả và đảm bảo đời sống người dân tốt hơn.

Góp phần cải thiện chính sách và các quy định liên quan đến tiền tệ.

Kích thích và cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế thông qua điều tiết lãi suất nghiệp vụ thị trường mở.

Bù đắp thiếu hụt ngân sách Chính phủ trong ngắn hạn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước ở nhiều lĩnh vực.

Tín phiếu hỗ trợ bù đắp ngân sách ngắn hạn, đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội

Vai trò của tín phiếu hiện nay đã gắn liền với hoạt động điều tiết và phát triển thị trường vĩ mô. Chính vì vậy, đối tượng tham gia đa số là các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tài chính có năng lực tài chính vững mạnh, có sức ảnh hưởng nhất định đến thị trường.

Có nên đầu tư vào tín phiếu?

Với đặc điểm là một công cụ điều tiết chính sách tiền tệ linh hoạt, lãi suất của tín phiếu thường không cao so với một số giấy tờ có giá khác: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,... Tuy nhiên, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn trên thị trường mở vẫn luôn được sử dụng linh hoạt để đảm bảo khả năng hoạt động tốt nhất cho hệ thống tổ chức tín dụng. Đồng thời, lãi suất này cũng đảm bảo lượng cung tiền bổ sung ra thị trường không tăng quá nhanh, hạn chế lạm phát nhưng vẫn có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế.

Xem thêm: Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất hiện nay? Thông tin mới

Lãi suất tín phiếu không quá cao để đáp ứng nhiều mục tiêu

Dù lãi suất không cao nhưng đây vẫn là một sản phẩm không thể thiếu trong danh mục đầu tư của các ngân hàng và tổ chức tín dụng hiện nay bởi:

Sự an toàn: Tín phiếu được phát hành dựa trên uy tín của tổ chức phát hành. Tại Việt Nam, chỉ có Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc nhà nước đại diện cho Chính phủ phát hành giấy tờ có giá này. Đây là 2 đối tượng phát hành có chỉ số uy tín cao. Vì vậy, giấy tờ phát hành bởi các tổ chức này cũng được đánh giá cao về sự an toàn và khả năng thanh toán đầy đủ khi đến hạn.

Tính thanh khoản cao: Khi cần hỗ trợ tài chính, các tổ chức có thể dùng các giấy tờ này để chiết khấu hoặc vay tiền. Là một giấy tờ có giá có độ an toàn cao, hoạt động tái chiết khấu và tái cấp vốn trên nghiệp vụ thị trường mở được tổ chức đặc biệt hiệu quả và được đơn vị phát hành hỗ trợ nhanh chóng.

Hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển bền vững của hệ thống và nền kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn. Bạn dễ dàng nhận thấy thông qua hoạt động thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước tác động nhanh chóng và sâu rộng vào toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tiếp đó, tác động này tiếp tục được lan truyền đến các chủ thể trong nền kinh tế, đứng đầu là các doanh nghiệp.

Dù lãi suất không cao nhưng đây là công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ, được Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, khi đầu tư vào giấy tờ có giá này, các tổ chức cũng nhận được sự an toàn và tính thanh toàn rất cao, đảm bảo hỗ trợ tốt cho tình hình tài chính của tổ chức bất kỳ thời điểm nào. Ngoài ra, nền kinh tế phát triển cũng là tiền đề quan trọng để hệ thống các tổ chức tín dụng và tài chính có cơ hội hoạt động ổn định và phát triển bền vững hơn. Vì vậy, các tổ chức nên đầu tư vào giấy tờ có giá này.

Tín phiếu là gì? Phân biệt tín phiếu, trái phiếu và cổ phiếu

Tín phiếu là một trong những giấy tờ có giá được nhiều tổ chức tài chính lớn quan tâm cho danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tín phiếu là gì, mục đích phát hành và có nên đầu tư vào giấy tờ có giá này không? Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời đúng đắn, hãy tham khảo ngay các nội dung sau đây!

Tín phiếu là chứng chỉ xác nhận khoản nợ ngắn hạn được phát hành theo phương thức hợp pháp theo quy định để vay tiền.

Theo định nghĩa trên, tín phiếu được phát hành với kỳ hạn dưới 1 năm, tối đa 364 ngày. Mệnh giá tín phiếu là 100.000 đồng hoặc là bội số của 100.000 đồng. Tín phiếu được sở hữu dưới các hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ và các hình thức khác theo quy định pháp luật.

Phương thức phát hành giấy tờ này được quy định sẵn với các bên tham gia trong thông báo cụ thể. Các dạng thức chủ yếu bao gồm:

Đấu thầu thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Phương thức này được thực hiện công khai cho nhiều đối tượng mua khác nhau. Các đơn vị thực hiện đưa ra khối lượng và mức lãi suất có thể đáp ứng dựa trên tình hình tài chính thực tế của mình.

Bắt buộc theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Với trường hợp này, Thống đốc sẽ chỉ định phát hành hoặc mua lại các tín phiếu đã phát hành trước hạn với mức lãi suất công bố. Các tổ chức được chỉ định cần chuẩn bị đủ lượng tiền mua tín phiếu, nộp vào tài khoản thanh toán đặt tại Ngân hàng Nhà nước. Đến thời điểm thông báo, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện trích nợ thanh toán nếu đủ tiền hoặc xử phạt theo quy định nếu số dư không đủ.

Theo Thông tư số 01/2021/TT-NHNN, các chủ thể được phép phát hành tín phiếu bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Bên cạnh đó, các đối tượng được phép mua giấy tờ có giá này bao gồm: các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài.

Tín phiếu có mệnh giá được quy định bởi tổ chức phát hành