Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ'' Là Gì
"Hội thánh của Đức Chúa trời Mẹ"hay "Hội thánh Đức Chúa trời làm chứng cho Chúa Giesu" là "hiện tượng tôn giáo mới"có nguồn gốc từ đạo Tin lành, do một người Hàn Quốc là Ahn Sahng Hong (1918-1985)lập ra từ năm 1953, có Tổng hội đặt tại Bundang, thành phố Sungnam, tỉnh Kyunggi, Hàn Quốc và các chi nhánh ở các quốc gia.Năm 1985, sau khi ông Alm Sahng Hong qua đời, Hội thánh mở rộng được 13 giáo đoàn tại Hàn Quốc.Năm 2015 có khoảng 2,5 triệu tín đồ; 2500 Hội thánh (trong đó Hàn Quốc có 400 Hội thánh) có mặt ở 175 quốc gia.
Những năm gần đây tổ chức tự xưng, tự đặt tên là “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” đã du nhập vào Việt Nam, đây thực chất là một tổ chức tà đạo, hoạt động trái pháp luật và gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự tại nhiều địa phương. Việc ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong các hoạt động phi pháp, nguy hiểm của những đối tượng tự xưng là người của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” là điều cần thiết, đem lại sự bình yên cho xã hội, được dư luận xã hội đồng tình.
“Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2001, thông qua nhập cảnh của người Hàn Quốc tới Việt Nam và một số người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc về nước. Đến khoảng năm 2005 - 2006, hình thành điểm, nhóm đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh. Họ hoạt động ôn hòa trong số người Hàn Quốc và một số ít người lao động Việt Nam trở về từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, những năm gần đây, một số người cầm đầu đã chủ trương phát triển một cách cực đoan, bất chấp quy định của pháp luật Việt Nam. Trong đó, bộc lộ những tác hại tiêu cực, trái với truyền thống, đạo đức của người Việt, như: cưỡng ép, xúi giục người theo từ bỏ phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên, bất hiếu với cha mẹ, dùng mê tín, thần quyền o ép tín đồ... Những hành vi này gây ra những bất ổn về an ninh, trật tự.
Tại tỉnh Thanh Hóa, từ tháng 3/2018 đến nay, các lực lượng Công an trong tỉnh đã liên tiếp phát hiện, xử lý nghiêm nhiều điểm nhóm của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” tại Thành phố Thanh Hóa và các huyện: Ngọc Lặc, Thiệu Hóa, Như Thanh, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật có liên quan đến việc truyền đạo, sinh hoạt đạo trái pháp luật.
Qua theo dõi, điều tra, lực lượng chức năng nhận thấy: Đối tượng mà các nhóm “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” tập trung lôi kéo chủ yếu là: Học sinh, sinh viên, phụ nữ, người nhẹ dạ cả tin, người có hoàn cảnh bất hạnh... Hầu hết những người bị lôi kéo tham gia vào “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” đều được các đối tượng rao giảng những luận điệu duy tâm, phản khoa học, như: Không nghe theo lời dạy bảo của cha, mẹ, anh, chị, em trong gia đình; không thờ cúng tổ tiên, không ăn đồ cúng; bắt những người tham gia phải nộp 10% thu nhập như một phần “hội phí”. Ngoài ra, chúng còn lợi dụng danh nghĩa mở các văn phòng đại diện, thành lập công ty, buôn bán hàng đa cấp, trung tâm từ thiện, nhân đạo trá hình... với mục đích tuyên truyền, phát triển tổ chức; hỗ trợ về kinh tế, thuê nơi ở cho số sinh viên xa nhà, hỗ trợ tiền sinh hoạt... để lôi kéo người tham gia Hội thánh.
Bằng nhiều hình thức và thủ đoạn như trên, một số người đã trở thành “tín đồ” - nạn nhân của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”, trong số đó, không ít người là giáo viên, sinh viên, học sinh, thậm chí là cán bộ hưu trí...; nhiều người đã dẹp bỏ bàn thờ gia tiên, bỏ thờ cúng ông bà, cha mẹ, bỏ nhà đi theo Hội thánh. Một số kẻ cầm đầu, “chấp sự” trong tổ chức lợi dụng sự thiếu hiểu biết về tôn giáo của không ít người, dùng các luận điệu như: ngày tận thế sắp đến, chia sẻ tình yêu thương, không cần làm gì cũng được sung sướng... nhằm tác động đến suy nghĩ, hành động của người tham gia để học theo hoạt động của Hội thánh, dẫn đến bỏ bê công việc, vợ chồng mâu thuẫn, ly hôn, sinh viên bỏ học... Nếu “tín đồ” có ý định từ bỏ tổ chức sẽ bị những thành viên thuyết giảng, đe dọa về mặt tâm linh, bị cho là phản bội, khi chết sẽ bị đày đọa đau khổ, nên không dám từ bỏ.
Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, đã xuất hiện công dân tập trung đông người tham gia sinh hoạt đạo “Đức Chúa Trời Mẹ”, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào các hoạt động tôn giáo trái với thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn. Công an thị xã đã tiến hành giải tán hoạt động và yêu cầu đối tượng cầm đầu cam kết không tiếp tục sinh hoạt, tuyên truyền lôi kéo người khác tham gia.
Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng của mọi người dân, đồng thời cũng nghiêm cấm các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác... Chúng ta không chấp nhận và cần lên án kiểu “tà đạo” hoạt động mê tín dị đoan, phản khoa học, đi ngược lại đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hoạt động của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” đã vi phạm nghiêm trọng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân, có dấu hiệu lợi dụng giáo lý của tôn giáo để trục lợi cá nhân…, cần phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Do đó, mọi người cần phải tỉnh táo nhận diện rõ những hoạt động tôn giáo thuần túy của các tổ chức tôn giáo hợp pháp với hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”; nâng cao cảnh giác đối với các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo bằng vật chất và những lời tuyên truyền lừa bịp của các hội, nhóm tôn giáo trái phép, không để bản thân và người thân trong gia đình bị mắc lừa, tham gia “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”, gây ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình và xã hội. Trường hợp phát hiện có người nghi vấn hoạt động tuyên truyền đạo trái phép, ép buộc, lôi kéo người khác tham gia các tổ chức tôn giáo trái pháp luật cần chủ động vạch trần bản chất của đối tượng và thông báo ngay cho chính quyền địa phương và ngành chức năng để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.Nguyễn Tới
Những năm gần đây tổ chức tự xưng, tự đặt tên là “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” đã du nhập vào Việt Nam, đây thực chất là một tổ chức tà đạo, hoạt động trái pháp luật và gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự tại nhiều địa phương. Việc ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong các hoạt động phi pháp, nguy hiểm của những đối tượng tự xưng là người của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” là điều cần thiết, đem lại sự bình yên cho xã hội, được dư luận xã hội đồng tình.
“Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2001, thông qua nhập cảnh của người Hàn Quốc tới Việt Nam và một số người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc về nước. Đến khoảng năm 2005 - 2006, hình thành điểm, nhóm đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh. Họ hoạt động ôn hòa trong số người Hàn Quốc và một số ít người lao động Việt Nam trở về từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, những năm gần đây, một số người cầm đầu đã chủ trương phát triển một cách cực đoan, bất chấp quy định của pháp luật Việt Nam. Trong đó, bộc lộ những tác hại tiêu cực, trái với truyền thống, đạo đức của người Việt, như: cưỡng ép, xúi giục người theo từ bỏ phong tục thờ cúng ông bà, tổ tiên, bất hiếu với cha mẹ, dùng mê tín, thần quyền o ép tín đồ... Những hành vi này gây ra những bất ổn về an ninh, trật tự.
Tại tỉnh Thanh Hóa, từ tháng 3/2018 đến nay, các lực lượng Công an trong tỉnh đã liên tiếp phát hiện, xử lý nghiêm nhiều điểm nhóm của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” tại Thành phố Thanh Hóa và các huyện: Ngọc Lặc, Thiệu Hóa, Như Thanh, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật có liên quan đến việc truyền đạo, sinh hoạt đạo trái pháp luật.
Qua theo dõi, điều tra, lực lượng chức năng nhận thấy: Đối tượng mà các nhóm “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” tập trung lôi kéo chủ yếu là: Học sinh, sinh viên, phụ nữ, người nhẹ dạ cả tin, người có hoàn cảnh bất hạnh... Hầu hết những người bị lôi kéo tham gia vào “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” đều được các đối tượng rao giảng những luận điệu duy tâm, phản khoa học, như: Không nghe theo lời dạy bảo của cha, mẹ, anh, chị, em trong gia đình; không thờ cúng tổ tiên, không ăn đồ cúng; bắt những người tham gia phải nộp 10% thu nhập như một phần “hội phí”. Ngoài ra, chúng còn lợi dụng danh nghĩa mở các văn phòng đại diện, thành lập công ty, buôn bán hàng đa cấp, trung tâm từ thiện, nhân đạo trá hình... với mục đích tuyên truyền, phát triển tổ chức; hỗ trợ về kinh tế, thuê nơi ở cho số sinh viên xa nhà, hỗ trợ tiền sinh hoạt... để lôi kéo người tham gia Hội thánh.
Bằng nhiều hình thức và thủ đoạn như trên, một số người đã trở thành “tín đồ” - nạn nhân của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”, trong số đó, không ít người là giáo viên, sinh viên, học sinh, thậm chí là cán bộ hưu trí...; nhiều người đã dẹp bỏ bàn thờ gia tiên, bỏ thờ cúng ông bà, cha mẹ, bỏ nhà đi theo Hội thánh. Một số kẻ cầm đầu, “chấp sự” trong tổ chức lợi dụng sự thiếu hiểu biết về tôn giáo của không ít người, dùng các luận điệu như: ngày tận thế sắp đến, chia sẻ tình yêu thương, không cần làm gì cũng được sung sướng... nhằm tác động đến suy nghĩ, hành động của người tham gia để học theo hoạt động của Hội thánh, dẫn đến bỏ bê công việc, vợ chồng mâu thuẫn, ly hôn, sinh viên bỏ học... Nếu “tín đồ” có ý định từ bỏ tổ chức sẽ bị những thành viên thuyết giảng, đe dọa về mặt tâm linh, bị cho là phản bội, khi chết sẽ bị đày đọa đau khổ, nên không dám từ bỏ.
Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, đã xuất hiện công dân tập trung đông người tham gia sinh hoạt đạo “Đức Chúa Trời Mẹ”, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào các hoạt động tôn giáo trái với thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn. Công an thị xã đã tiến hành giải tán hoạt động và yêu cầu đối tượng cầm đầu cam kết không tiếp tục sinh hoạt, tuyên truyền lôi kéo người khác tham gia.
Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng của mọi người dân, đồng thời cũng nghiêm cấm các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác... Chúng ta không chấp nhận và cần lên án kiểu “tà đạo” hoạt động mê tín dị đoan, phản khoa học, đi ngược lại đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hoạt động của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” đã vi phạm nghiêm trọng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân, có dấu hiệu lợi dụng giáo lý của tôn giáo để trục lợi cá nhân…, cần phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Do đó, mọi người cần phải tỉnh táo nhận diện rõ những hoạt động tôn giáo thuần túy của các tổ chức tôn giáo hợp pháp với hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”; nâng cao cảnh giác đối với các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo bằng vật chất và những lời tuyên truyền lừa bịp của các hội, nhóm tôn giáo trái phép, không để bản thân và người thân trong gia đình bị mắc lừa, tham gia “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”, gây ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình và xã hội. Trường hợp phát hiện có người nghi vấn hoạt động tuyên truyền đạo trái phép, ép buộc, lôi kéo người khác tham gia các tổ chức tôn giáo trái pháp luật cần chủ động vạch trần bản chất của đối tượng và thông báo ngay cho chính quyền địa phương và ngành chức năng để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.Nguyễn Tới
CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC
BNEWS Thời gian gần đây, một số nhóm liên quan đến tổ chức “Hội thánh của Đức Chúa Trời” đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục, gây bất ổn trong xã hội.
Cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều đối tượng cầm đầu các nhóm này lôi kéo người dân, học sinh, sinh viên ở Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hải Phòng,... tham gia và sau khi tham gia đã có nhiều biểu hiện cực đoan như bất hiếu kính với cha mẹ, xa lánh người thân, tự ý đập phá bàn thờ tổ tiên của gia đình hoặc phỉ báng tín ngưỡng, tôn giáo khác mà người thân tin theo; là học sinh, sinh viên thì bỏ học; là người đi làm thì bỏ việc...
Để đông đảo bạn đọc hiểu tường tận về hoạt động nhân danh tín ngưỡng trái quy định này, Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu loạt bài viết "Về hoạt động của
" (hay còn gọi là Hội thánh của Đức chúa Trời Mẹ".
Bài 1: Cần phân biệt với các điểm nhóm được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo tập trung
Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, năm 1964, Ahn Sahng Hong - một người xuất thân từ gia đình Phật giáo nhưng bản thân cải đạo sang hệ phái Cơ đốc Phục lâm - sáng lập ra tổ chức mang tên "Hội thánh của Đức Chúa Trời làm chứng cho Chúa Giê-su" sau khi bị Hội thánh Cơ đốc Phục lâm rút phép thông công vì đưa ra quan điểm “lấy thập tự giá làm biểu tượng trong Hội thánh là phạm tội thờ thần tượng".
Năm 1985, Ahn Sahng Hong qua đời, Hội thánh này bị chia làm hai phái: phái thứ nhất mang tên “Hội thánh Lễ Vượt Qua Tân Ước của Đức Chúa Trời”; phái thứ hai mang tên “Hội thánh Đức Chúa Trời các nhân chứng của Đấng Ahn Sahng Hong” do Kim Joo Cheol và bà Jang Gil Ja làm lãnh đạo.
Tín lý của phái thứ hai có thêm hai giáo lý chính, gồm ông Ahn Sahng Hong được công nhận là Chúa Giê-su Christ, được tôn là Đấng Christ Ahn Sahng Hong, cũng là Đức Chúa Cha; bà Jang Gil Ja được công nhận là Đức Chúa Trời Mẹ.
Năm 1997, “Hội thánh Đức Chúa Trời các nhân chứng của Đấng Ahn Sahng Hong” đổi tên thành “Hội thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin lành Thế giới”. Theo số liệu do Hội thánh này công bố, đến năm 2015 có trên dưới 2 triệu người tin theo, 2.500 Hội thánh (trong đó Hàn Quốc có 400 Hội thánh), có mặt ở 175 quốc gia, trụ sở chính tại Bundang, thành phố Sungnam, tỉnh Kyunggi, Hàn Quốc.
Mặc dù cùng thờ Đức Chúa Trời ba ngôi như các nhóm Tin lành khác, nhưng Hội thánh này giải thích và thực hành Kinh thánh có nhiều điểm khác biệt so với cộng đồng Ki-tô giáo nói chung, tin Đức Chúa Trời tái sinh qua hình hài của ông Ahn Sahng Hong và sau khi ông về trời lại chuyển hình thức tái sinh qua hình hài của Đức Chúa Trời Mẹ là bà Jang Gil Ja, sinh năm 1941 và đang ở Hàn Quốc.
Vì vậy, các tổ chức Tin lành cho là báng bổ Kinh thánh, xem đây là "tà đạo" và gọi là "Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ" để phân biệt với các Hội thánh của Đức Chúa Trời khác nhưng thuộc đạo Tin lành. Tuy nhiên, về phương diện nhà nước, Chính phủ Hàn Quốc không đưa ra ý kiến và tổ chức này vẫn được hoạt động theo pháp luật Hàn Quốc.
"Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ" chưa được Nhà nước Việt Nam công nhận về tổ chức
Bà Thiều Thị Hương, Vụ trưởng Vụ Tin lành, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80 tổ chức, nhóm, phái thuộc khu vực quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành, bao gồm cả một số tổ chức, nhóm, phái không nhận mình là Tin lành, cũng không được đa số các tổ chức Tin lành nhận là thành viên của Tin lành, như: Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam, Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê-su Ky-tô Việt Nam (còn gọi là Mặc Môn), Hội thánh Nhân chứng Giê-hô-va Việt Nam...
Để hoạt động tôn giáo thuần túy của 80 tổ chức, nhóm, phái này diễn ra theo quy định của pháp luật có các hình thức: (1) UBND cấp xã, phường chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, gọi là chấp thuận đăng ký điểm nhóm.
Hình thức này chưa phải là công nhận về tổ chức; (2) UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở Trung ương cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho tổ chức có đủ điều kiện pháp luật quy định.
Hình thức này đã là công nhận về tổ chức nhưng là "tiền tổ chức tôn giáo", sau hình thức này mới tới hình thức thứ 3 là UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở Trung ương công nhận tổ chức tôn giáo. Lúc này tổ chức tôn giáo mới có pháp nhân phi thương mại.
Từ năm 2001 đến nay, thực hiện các quy định trên của pháp luật, trong số 80 tổ chức, nhóm, phái thuộc khu vực quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành, đã có 9 tổ chức được công nhận pháp nhân phi thương mại, 1 tổ chức được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo và 1 tổ chức được công nhận Ban Đại diện, 3 ngàn điểm nhóm được chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Trong số các tổ chức được công nhận pháp nhân có cả Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam (công nhận năm 2008) và trong số 3 ngàn điểm nhóm được chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung có nhiều điểm nhóm thuộc Hội thánh Nhân chứng Giê-hô-va, Mặc Môn và 1 điểm nhóm của "Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ".
Như vậy, "Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ" ở Việt Nam đến nay chưa được công nhận về mặt tổ chức và đa số các điểm nhóm của Hội thánh này đều chưa được chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Du nhập vào Việt Nam khoảng đầu những năm 2000, Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ hình thành điểm nhóm đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau 10 năm hoạt động và đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật, điểm nhóm này đã được chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Điểm nhóm này có khoảng 350 người trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tin theo, sinh hoạt tôn giáo diễn ra ổn định; người đứng đầu điểm nhóm được một số cơ quan, đoàn thể cấp quận, phường sở tại tặng giấy khen, năm 2017 được Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Bình Hưng Hòa A biểu dương người tốt, việc tốt.
Ở phía Bắc, hoạt động của Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ manh nha từ năm 2013 và rộ lên vào năm 2016, với một số nhóm nhỏ lẻ, không phổ quát, phương thức hoạt động khá giống nhau, xuất hiện trên địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và thành phố Hà Nội, do một số cá nhân tuyên truyền mà theo người đứng đầu điểm nhóm ở Thành phố Hồ Chí Minh thì những người này hoạt động độc lập với điểm nhóm ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa phương phản ánh sớm nhất về những biểu hiện cực đoan liên quan đến tổ chức này là Thái Nguyên, tiếp đến là thành phố Hà Nội.
Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định, đến nay, ngoài hội thánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, tại các địa phương khác chưa có bất cứ "Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ" nào được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo tập trung.
“Với những hiện tượng của Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ như báo chí vừa phản ánh, có thể khẳng định đây không phải là một tổ chức hệ phái Tin lành chính thống đã được nhà nước cấp phép hoạt động”, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng cho hay./.
Bài 2: Nhận diện các hoạt động vi phạm pháp luật