Sự Thật Về Peel Da Vi Tảo
Bio Peel là sản phẩm peel da an toàn với thành phần acid từ tự nhiên được chiết xuất theo công nghệ sinh học, công dụng chính là làm sạch tế bào chết trên da mặt, hỗ trợ tái tạo da tầng nông – trung – sâu, giúp căng mịn và sáng da.
Nếu bắt buộc phải dùng hộp xốp thì cần lưu ý điều gì để bảo vệ sức khỏe?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay, tốt nhất mọi người nên từ bỏ thói quen dùng hộp nhựa, hộp xốp không an toàn, không rõ nguồn gốc. Nếu bất đắc dĩ phải sử dụng, thì nên nhớ một số lưu ý:
- Chỉ đựng những đồ nguội, lạnh và mang tính tạm thời, không để kéo dài theo ngày.
- Không đựng thức ăn nóng hoặc dùng loại hộp này để quay trong lò vi sóng mà nên thay bằng những loại hộp sử dụng nhựa đặc, có tính chịu nhiệt cao.
- Những loại thực phẩm tính chua như cà muối, dưa muối, canh cải muối nên đựng trong các loại hũ thủy tinh, gốm sứ thay vì hộp xốp đựng thực phẩm.
- Chỉ sử dụng hộp xốp một lần, sau đó nên được thu lại và không được dùng để tái chế lại dùng trong công nghệ thực phẩm nói chung.
Lời mở đầu: Cựu TT Phan Văn Khải nhầm rồi. Ông muốn thành lập đại học đẳng cấp quốc tế thì phải hỏi các giáo sư, các nhà khoa học Mỹ chứ hỏi chính trị gia làm gì?
Trước tiên, tôi muốn nhắc lại lời nhận xét của một nhà toán học nổi tiếng: NGƯỜI MỸ CHƯA BAO GIỜ XÂY DỰNG THÀNH CÔNG MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI. Sự thật đúng là như thế. Mặc dù hệ thống giáo dục đại học của Hoa kỳ phát triển và nổi tiếng nhất thế giới, người Mỹ chưa bao giờ xây dựng được một điển hình giáo dục thành công, chói sáng ở nước ngoài do người Mỹ chỉ đạo đường lối hay điều hành. Một số đại học đã trở nên rất thành công, chẳng hạn Đại học Quốc Gia Singapore, nhờ có được những chính sách phát triển đúng đắn của người Sing, và sự liên kết đào tạo và nghiên cứu với một số trường hàng đầu của thế giới, trong đó có MIT của Mỹ. Tuy nhiên, một trường đại học hoàn toàn do Mỹ bảo trợ thì không.
Thành công có thể có nhiều nghĩa. Thứ thành công mà tôi muốn nói đến, và cũng là thứ thành công mà ngành giáo dục Việt nam quan tâm nhất hiện nay, là một đại học nghiên cứu với nhiều xuất bản quốc tế chất lượng cao, để nâng tầm chất lượng của hệ thống giáo dục đại học Việt nam. Đấy cũng là lý do nhà nước đổ vốn đầu tư vào xây dựng các trường liên kết như Việt-Đức, Việt-Pháp, Việt-Nhật…với hi vọng các đại học này sẽ trở thành những đầu tầu nghiên cứu trong khu vực.
Vậy người Mỹ định biến Đại học Fulbright (FUV) thành cái gì ở Việt nam?
Thật ra FUV không giống các đại học tư nhân khác, bởi mặc dù do một nhóm tư nhân (thực chất là một nhóm nhân vật chính trị: Ben Wilkinson, Thomas Vallely, Bob Kerrey…) đứng ra thành lập, nhưng tiền đầu tư lại là của chính phủ Mỹ, chính phủ Việt nam góp đất chứ không có tư nhân nào đầu tư vào đây cả. FUV sẽ không có cổ đông như các đại học tư thục khác mà toàn bộ số tiền quyên góp được sẽ do một hội đồng tín thác độc lập quản lý [1]. (Wilkinson và Vallely đều có thời gian dài làm giám đốc Chương trình Việt nam ở trường chính trị Harvard Kennedy. Còn Kerrey là một chính trị gia lõi đời, không ai lạ.)
Tuy nhiên, đầu tư ban đầu 20 triệu USD cho FUV là khá nhỏ so với đầu tư của đại học Việt-Nhật, 365 triệu USD, hay Việt-Đức, 180 triệu USD [2][3]. Tính trung bình cho giai đoạn 2016-2030, FUV chỉ được đầu tư 5 triệu USD/năm. Số tiền này thậm chí còn ít hơn ngân sách trung bình nhà nước Việt nam cấp cho mỗi trường/viện thành viên của Đại học Quốc Gia Hà nội, khoảng 5.3 triệu USD/năm, mặc dù chính phủ Việt nam rất nghèo. (Năm 2016, Đại học Quốc Gia Hà nội với 12 trường đại học/viện nghiên cứu trực thuộc, được nhà nước cấp ngân sách tổng cộng 64 triệu USD, nghĩa là mỗi trường/viện được khoảng 5.3 triệu USD/năm). [4][5] Với số tiền ít ỏi này, FUV khó có thể mua sắm trang thiết bị để đầu tư phát triển các ngành Khoa học Tự nhiên & Kỹ thuật (KHTN&KT) để chạy đua về xuất bản các nghiên cứu, để trở thành một đại học nghiên cứu chất lượng cao. Những người làm nghiên cứu lâu năm đều biết rằng các đại học phải đầu tư mạnh vào các ngành KHTN&KT thì mới có hi vọng cạnh tranh về số lượng xuất bản quốc tế, bởi thời gian để xuất bản được một bài báo quốc tế uy tín trong các ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn (KHXH&NV) rất lâu. Lãnh đạo FUV cũng nêu rõ quan điểm ưu tiên đầu tư vào các ngành KHXH&NV, khi quyết định mở chương trình thạc sỹ chính sách công đầu tiên vào tháng 9/2016, và đến 2018, sẽ thành lập khoa KHXH&NV [6].
Đương nhiên, đại học nghiên cứu chất lượng cao không phải là mục đích của FUV!
Còn nhớ, tiền thân của FUV là Chương trình Đào tạo Kinh tế Fulbright (FETP), đã tồn tại và hoạt động hơn 20 năm ở VN dưới sự dẫn dắt của Vallely, một thạc sỹ chính sách công, giám đốc Chương trình Việt nam của trường chính trị Harvard Kennedy School (HKS). CHÍNH SÁCH CÔNG LÀ MỘT NGÀNH CHÍNH TRỊ, ĐÀO TẠO RA NHỮNG NGƯỜI LÀM NGHIÊN CỨU/HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH, HỖ TRỢ CẢI CÁCH THỂ CHẾ TƯ VẤN CHÍNH PHỦ,.v.v…FETP là sản phẩm hợp tác giữa HKS và đại học Kinh tế TP HCM. Bản thân HKS là một trường chính trị, tương tự như Học Viện Chính trị và Hành chính Quốc Gia của Việt nam. Mặc dù mang tên là một chương trình đào tạo kinh tế, ban đầu khoảng năm 1994 có giảng dạy một số khóa học về kinh tế. TUY NHIÊN SAU NÀY, FETP DẦN DẦN BIẾN HÓA TRỞ THÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HOÀN TOÀN CHÍNH SÁCH CÔNG. Nghĩa là ông Vallely đã treo đầu dê bán thịt chó: treo biển kinh tế, nhưng đào tạo chính sách công. (Người ngoại đạo cũng có thể kiểm chứng điều này khi xem dòng giới thiệu cuối trang chủ của FETP [7]. Giám đốc đào tạo của FETP không có bằng cấp gì về kinh tế mà chỉ có bằng cao học về hành chính công (public administration), ngành mẹ của ngành chính sách công. Đương nhiên ông ta không cần bằng cấp kinh tế mà vẫn có thể làm giám đốc đào tạo bởi FETP đào tạo chính sách công chứ không phải kinh tế). Vallely cũng là tổng công trình sư của FUV, và là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ việc bổ nhiệm Bob Kerrey làm chủ tịch FUV sau này [8]. (Tiến sỹ Mark Aswill cho rằng rất có thể quyết định bổ nhiệm Kerrey là của Vallely và John Kerry [15], còn nhà báo Thanh Tuấn thì tin rằng đây là quyết định sai lầm của Vallely [21]).
Chương trình đầu tiên mà FUV dự định triển khai đào tạo là Thạc sỹ Chính sách Công. Có thật là vì chưa quen với đào tạo bậc đại học, hoặc đào tạo các chuyên ngành khác cho nên FUV phải bắt đầu bằng đào tạo Thạc sỹ Chính sách Công hay không? Không lẽ người Đức, người Nhật, người Pháp làm được, còn người Mỹ thì không? Đương nhiên không phải. Người Mỹ không thiếu giáo sư giỏi để có thể xây dựng các chương trình đào tạo bậc đại học, và đào tạo các chuyên ngành khác.
Lý do là vì, không phải hơn 100 thượng nghị sỹ Mỹ xúc động vì sự thành tâm hối cải, mong muốn Bob Kerrey có cơ hội chuộc lỗi ở Việt nam nên quyết định đầu tư vào FUV. (Quyết định bổ nhiệm Kerrey được ban hành sau khi quốc hội Mỹ quyết định đầu tư 20 triệu USD vào FUV năm 2014. Và mặc dù bà Tôn Nữ Thị Ninh và FUV tranh cãi về nguồn gốc số tiền này, không bên nào đưa ra bằng chứng, có lẽ do bí mật công việc). Người Mỹ làm gì cũng tính đến lợi ích của nước Mỹ trước tiên. Cộng thêm FUV được nhóm chính trị gia Thomas Vallely, Ben Winkinson xuất thân từ trường chính trị HKS bảo trợ, cho nên có thể tin rằng mục tiêu chính trị sẽ được đặt lên hàng đầu chứ không phải là mục tiêu giáo dục. FUV đào tạo bậc thạc sỹ chính sách công trước tiên chứ không đào tạo bậc đại học, vì đối tượng họ muốn hướng đến đầu tiên là lãnh đạo các cấp và những người có tiềm năng lãnh đạo ở VN, những người không có thời gian ra nước ngoài để theo học các chương trình thạc sỹ này. Người Mỹ muốn tăng cường ảnh hưởng của Mỹ ở Việt nam. Bởi vậy, một trong những cách tốt nhất là thông qua những người làm lãnh đạo các cấp. (Lãnh đạo ở đây được hiểu theo nghĩa là những người đảm nhận các chức vụ lãnh đạo ở các cơ quan, đoàn thể nhà nước hoặc có ảnh hưởng tương đối lớn trong xã hội VN).
Tuy nhiên, đào tạo tại chỗ chỉ là một cách tiếp cận, và chỉ hướng đến đối tượng là lãnh đạo cấp thấp và những người có tiềm năng lãnh đạo trong tương lai. Có nhiều cách khác để tăng cường ảnh hưởng của Mỹ ở Việt nam, chẳng hạn như hợp tác giữa các cơ quan chuyên trách của hai quốc gia trên nhiều lĩnh vực, đưa các quan chức Việt nam sang Mỹ thăm quan, đào tạo, và thảo luận trực tiếp để trao đổi lợi ích giữa hai quốc gia. Trên thực tế, FETP hoặc FUV không đủ tầm để thu hút các lãnh đạo cấp trung và cao. Những người đã và đang gây ảnh hưởng lớn đối với xã hội Việt nam như nguyên PTT Nguyễn Thiện Nhân, bộ trưởng Cao Đức Phát đều được đào tạo ở Hoa kỳ, chứ không phải đào tạo trong nước. Sau hơn 20 năm phát triển, FETP cũng không tạo được ảnh hưởng gì đáng kể hơn các chương trình liên kết khác ở Việt nam như cao học Hà Lan, Pháp, Bỉ,…Một số người đã từng học FETP ra sau này trở nên nổi tiếng là nhờ tấm bằng ở một trường danh tiếng nào đó ở Hoa kỳ chứ không phải tấm bằng của FETP.
Theo kế hoạch của FUV, chính sách công và một số ngành KHXH&NV sẽ được ưu tiên đầu tư để tuyển sinh trước [6]. Các ngành KHXH&NV được FUV ưu tiên đầu tư (chính sách công, luật kinh doanh quốc tế, tài chính và quản trị kinh doanh, nghiên cứu và đối thoại chính sách) [16], đều là những ngành chính trị hoặc ngành rất quan trọng đối với cấp lãnh đạo. Theo suy đoán của tôi, đào tạo KHTN&KT nếu có cũng sẽ èo uột, bởi không phải là mục đích chính, và FUV cũng không có đủ tiền để đầu tư mạnh vào các lĩnh vực này. FUV sẽ đầu tư chủ yếu và cấp nhiều học bổng cho bậc thạc sỹ để thu hút những người có tiềm năng lãnh đạo của tất cả các ngành tham gia các chương trình thạc sỹ chính sách công, quản lý, và các ngành liên quan đến chính trị. Bậc đại học sẽ ít được đầu tư và cấp học bổng hơn bởi tương lai của các cử nhân mới ra trường rất phập phù. Không có gì đảm bảo là họ sẽ có được địa vị quan trọng trong xã hội Việt nam.
FUV là một trường đại học có thiên hướng chính trị!!!
Có người nói rằng FUV đã lạm dụng tên gọi Fulbright, bởi trường này không liên quan gì đến quỹ học bổng Fulbright. Tôi lại nghĩ tên gọi đó phản ánh đúng bản chất của trường này, bởi học bổng Fulbright vốn là một học bổng chính trị, hướng đến đối tượng có năng lực lãnh đạo.
Để hiểu thêm Hoa kỳ có thật sự mong muốn phát triển các ngành KHTN&KT (còn gọi là các ngành STEM) của Việt nam hay không, hãy thử so sánh học bổng Fulbright, một học bổng chính phủ lâu đời của Mỹ được thành lập và tài trợ bởi quốc hội Mỹ từ năm 1946, với học bổng chính phủ của các quốc gia khác dành cho Việt nam. (VEF không được coi là dạng học bổng này bởi có nguồn gốc là tiền của Việt nam, được Bộ Giáo dục Việt nam đề nghị sử dụng để đào tạo cao học các ngành STEM ở Hoa kỳ cho công dân Việt nam, và chỉ kéo dài hơn 10 năm đến khi hết tiền là ngưng). Trong khi các học bổng chính phủ của Úc, Nhật, Pháp, Đức, Bỉ, Hà lan, Canada…là các học bổng phát triển, đào tạo cả bậc thạc sỹ và tiến sỹ cho nhiều ngành KHTN&KT và KHXH&NV, học bổng Fulbright chỉ đào tạo bậc thạc sỹ cho một số ngành KHXH&NV và chỉ hướng đến đối tượng là những người có tiềm năng lãnh đạo. (Đương nhiên, lãnh đạo thì không cần có bằng tiến sỹ!). Các học bổng học giả ngắn hạn của Fulbright cũng chỉ đặc biệt chú trọng một số ngành KHXH&NV. Nước Mỹ rất giàu, GDP cao nhất thế giới, nhưng rõ ràng là quốc hội Mỹ chưa có ý định hỗ trợ đào tạo các ngành STEM, những ngành xương sống của các trường đại học chất lượng cao, cho các quốc gia như Việt nam. (Chỗ này cần ghi chú, học bổng Chevening của Anh cũng chỉ cấp cho các ngành KHXH&NV và hướng đến đối tượng là những người có tiềm năng lãnh đạo của Việt nam. Anh với Mỹ từng là hai quốc gia bố-con cho nên có lẽ tư duy giống nhau).
Các ngành STEM không chỉ quan trọng để xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế mà còn là những ngành cốt tử để phát triển quốc gia. Bởi lẽ theo lý thuyết của Schumpeter, một lý thuyết mà ngày nay đã được chấp nhận rộng rãi khắp thế giới, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tăng trưởng kinh tế là nhờ sự đổi mới về kỹ thuật và công nghệ, nghĩa là có sự đổi mới trong các ngành STEM. (Các ngành KHXH&NV hầu như không đóng góp gì trong sự tăng trưởng này.) Đấy cũng là lý do rất nhiều quốc gia có chính sách thu hút nhân lực trình độ cao trong các ngành này. Chẳng hạn mới đây Hillary Clinton hứa hẹn nếu đắc cử tổng thống Hoa kỳ bà sẽ cấp thẻ xanh (thẻ lưu trú vĩnh viễn) cho tất cả các những công dân nước ngoài có bằng cao học các ngành STEM ở Hoa kỳ.
Cần nói thêm một chút về trường chính trị HKS, trường đỡ đầu của FETP, tiền thân của FUV. Đầu những năm 1990s, khi một số quốc gia phương tây bắt đầu liên kết đào tạo với Việt nam, (Pháp có CFVG và IFI đào tạo quản lý và công nghệ thông tin; Hà lan có Cao học Hà lan, đào tạo kinh tế phát triển; Bỉ có cao học Việt-Bỉ, đào tạo quản lý…), thì Hoa kỳ, với đại diện là trường chính trị HKS, cũng nhanh chân lên kết với ĐH Kinh tế TP HCM thành lập FETP để đào tạo kinh tế, nhưng rồi dần dần biến nó trở thành một chương trình đào tạo chính sách công (một ngành chính trị). Điều này cũng chứng tỏ lối tư duy nặng mùi chính trị rất khác biệt của người Mỹ so với các quốc gia khác.
Theo bà Rena Bittner, tổng lãnh sự Hoa kỳ tại TP.HCM, "FUV không phải là “Trường đại học Hoa Kỳ” ở Việt Nam. FUV là trường đại học 100% Việt Nam. Trường được thành lập theo Luật giáo dục đại học, được Chính phủ cho phép thành lập" [1]. Và theo Luật giáo dục này, FUV cũng sẽ có một chương trình đào tạo chính trị Marx-Lenin giống như các trường đại học khác. Bằng của FUV sẽ do Bộ Giáo dục & Đào tạo VN cấp.
Tại sao FUV không chọn lối đi như RMIT để trở thành một “đại học Hoa kỳ” ở Việt nam, mà lại chấp nhận Luật giáo dục đại học Việt nam? (RMIT không cần tuân theo Luật Giáo dục Việt nam, không giảng dạy chương trình chính trị Marx-Lenin, và không bị Bộ Giáo Dục Việt nam kiểm soát.) Bởi vì RMIT quan tâm đến học thuật và hướng đến đối tượng đại chúng. Còn FUV, dưới sự bảo trợ của một nhóm chính trị gia, có thể tin rằng sẽ là một trường thiên hướng chính trị, nhắm đến đối tượng chính là những người có tiềm năng lãnh đạo. Lãnh đạo các cấp ở cơ quan nhà nước, các địa phương, đoàn thể, và phong trào xã hội ở Việt nam đều là đảng viên hoặc chí ít là cảm tình đảng. Nếu FUV không thỏa hiệp với Bộ Giáo dục, không chấp nhận Luật Giáo dục Đại học Việt nam, Đảng Cộng sản có thể sẽ không khuyến khích các đảng viên và các cảm tình đảng đi học, hoặc đi học về cũng không được đề bạt thì cũng họ cũng không đạt được mục đích. Một nguyên nhân nữa có thể tính đến là FUV đang “dụ dỗ” chính phủ Việt nam chi thêm tiền đầu tư cho nên cần phải thỏa hiệp với Bộ Giáo dục càng nhiều càng tốt, bởi số tiền chính phủ Mỹ đầu tư ban đầu quá nhỏ, chả thấm vào đâu.
Hẳn là điều kỳ lạ (nhưng không khó hiểu) khi quốc hội Hoa kỳ đồng ý tài trợ cho FUV, một trường đại học theo quảng cáo là đẳng cấp quốc tế, nhưng đến tận giờ phút này vẫn chưa thấy ở FUV bóng dáng một nhà khoa học, nhà nghiên cứu người Mỹ nào với thành tích nghiên cứu quốc tế, trong khi lại tràn ngập các nhân vật có tư duy chính trị. (Mấy vị người Mỹ Vallely, Wilkinson và các vị người Việt là lãnh đạo chủ chốt của FUV, những người từng viết bài ủng hộ bổ nhiệm Kerrey, đều tốt nghiệp cao học chính sách công từ trường chính trị HKS hoặc có thời gian dài làm việc ở HKS.) Đây là điều rất khác biệt giữa FUV và các trường đại học nước ngoài khác ở Việt nam như đại học Việt-Đức, Việt-Nhật, Việt-Pháp, bởi các đại học này trình làng trước tiên với hiệu trưởng là các giáo sư người Đức, người Nhật, và người Pháp. Một điều kỳ lạ nữa, mặc dù FUV thông báo là sẽ tuân theo luật giáo dục Việt nam, nhưng hiệu trưởng của FUV hiện nay rõ ràng không đáp ứng được các tiêu chí của luật này (có bằng tiến sỹ và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm lãnh đạo ở một cơ sở giáo dục đại học).
FUV cũng rất khác với các trường đại học của Mỹ ở Trung Quốc. Bài báo “Sự thất bại của các đại học Hoa kỳ ở Trung quốc” đăng trên tờ Foreign Affairs mới đây cho biết một số trường đại học danh tiếng ở Hoa kỳ như Duke, Johns Hopkins, và ĐH New York đã mở chi nhánh ở Trung Quốc bởi sức hấp dẫn của thị trường rộng lớn này [17]. Trong khi đó FUV lại do quốc hội Mỹ tài trợ nhưng chưa biết sẽ theo mô hình đại học nào. Không khó để suy đoán, thị trường đại học Việt nam còn nhỏ hẹp và nghèo, chưa đủ để hấp dẫn các trường danh tiếng của Mỹ đầu tư đào tạo đa ngành. Trong khi đó, quốc hội Mỹ thì chỉ định chi một ít tiền để đào tạo một số ngành KHXH&NV quan trọng cho cấp lãnh đạo nhằm mục đích tăng ảnh hưởng chính trị. Tôi không nói rằng FUV sẽ không có các ngành KHXH&NV khác hoặc các ngành KHTN&CN. Tuy nhiên, FUV sẽ phải tự vận động quyên tiền, hoặc thu tiền của sinh viên cho các ngành này, giống như các trường đại học tư khác ở Việt nam. Cần lưu ý rằng, đứng sau lưng các chi nhánh của các trường danh tiếng Hoa kỳ ở Trung quốc là các khoa đa ngành của các trường đại học này. Trong khi đó, đứng sau FUV là Chương trình Việt nam của trường chính trị HKS.
Theo tâm sự của Thomas Vallely, kiến trúc sư chính của FUV, cách đây 10 năm cựu thủ tướng Phan Văn Khải đã nói với ông ta mong muốn xây dựng một trường đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt nam theo mô hình ĐH Harvard, nghĩa là đầu tư lớn để nâng cao chất lượng [9]. Tuy nhiên, Vallely thoái thác với lý do “không thể tạo dựng một FUV theo kiểu phiên bản Việt của ĐH Harvard, Oxford, Georgetown, Irvine, Nebraska hay SUNY” và “ngay cả ở Mỹ thì hệ thống đó cũng đang trở nên quá tốn kém và phải tìm đường thay đổi” ??? (Có thật thế không thì cần phải hỏi lại các học giả Mỹ!) Với số tiền được đầu tư khá nhỏ, nhóm chính trị gia bảo trợ cho FUV vẫn đang loay hoay chưa biết FUV sẽ dựa trên mô hình nào và tương lai sẽ ra sao. Chính Vallely cũng thừa nhận FUV mới chỉ là một “thử nghiệm”, “tôi hay bất cứ ai khác cũng không thể biết đích xác FUV sẽ có hình hài ra sao”, và “nếu chúng tôi không tìm được hướng đi đúng, FUV sẽ thất bại.” [9]. Một số nhà giáo dục gốc Việt cũng tỏ ý thiếu tin tưởng về tương lai và đẳng cấp của đại học này trong bài báo “ĐH Fulbright: “Giấc mơ Mỹ tại Việt Nam” sẽ đi về đâu?”[14]. Ngay cả GS Nguyễn Mạnh Hùng, một người ủng hộ FUV và Kerrey mạnh mẽ cũng thừa nhận rằng chính phủ Việt nam dường như không mặn mà với FUV [10]. (Ông Hùng là một nhân vật chính trị đối lập, đã từng có nhiều phát biểu công khai ủng hộ các tổ chức và nhân vật chính trị đối lập với chính quyền Việt nam.)
Rõ ràng là cựu TT Phan Văn Khải nhầm người. Ông muốn thành lập trường đại học đẳng cấp quốc tế thì phải hỏi các giáo sư, các nhà khoa học Mỹ chứ hỏi chính trị gia làm gì? Chính trị gia thì biết gì về nghiên cứu và xuất bản? Chính trị gia cho nên mới treo biển kinh tế, nhưng giảng dạy chính sách công. Chính trị gia cho nên mới vác theo cả scandal Bob Kerrey vào Việt nam. Việt nam cần đại học “đẳng cấp quốc tế”, nghĩa là phải theo mô hình chuẩn của nhiều đại học thành công khác trên thế giới thì mới có thể so sánh được với nhau, để biết có “đẳng cấp” hay không. Còn đại học mà ông Vallely đề xuất là một thử nghiệm “không giống ai” thì đâu phải là thứ mà một nước nghèo, giáo dục và khoa học đều yếu kém như Việt nam cần.
Giáo sư Hồ Tài Huệ Tâm từng nói: “Tôi nghĩ là Tommy Vallely và Ben Wilkinson sẽ không đi sâu vào lĩnh vực học thuật mà chủ yếu tập trung vào chuyện gây quỹ” [11]. (Ben Wilkinson là giám đốc điều hành Quỹ Sáng kiến Đại học Việt Nam, đơn vị chịu trách nhiệm huy động vốn để đầu tư cho FUV (TUIV)). Một bài báo trên tờ New York đã chỉ ra rằng trong thời kỳ ở New School, Kerrey không dùng tiền đầu tư vào học thuật mà chủ yếu là các lĩnh vực khác [12]. Còn giáo sư Vũ Đức Vượng, đại học De Anza thì nói về Kerrey: “thời kỳ ông làm (hiệu trưởng) ở New School đơn giản là thảm hoạ. Đúng là ông ấy quyên góp được nhiều tiền, nhưng ông ấy cũng tiêu xa xỉ không kém. Nếu ông ấy định lặp lại mô hình đó ở Việt nam lộn xộn này thì đó chẳng phải là thành tựu gì.” [11] Đương nhiên, đó không phải là thành tựu cho nên ông ta mới bị bãi nhiệm chủ tịch trường này. Thật ra Kerrey không thể lặp lại mô hình của đại học New School, bởi đại học đó đòi hỏi đầu tư lớn. Còn mô hình đại học Minerva mà Kerrey có chút kinh nghiệm là thứ Việt nam không thực sự cần, bởi đó là mô hình “không giống ai” và không đủ điều kiện về công nghệ thông tin cũng như giảng viên quốc tế, hoặc nếu có thì học phí rất đắt mà sinh viên Việt nam không chịu nổi, trong khi FUV được đầu tư khá ít [20]. Ngành giáo dục Việt nam hiện nay chỉ “khát” đại học nghiên cứu chất lượng cao.
Nên nhớ rằng Hội đồng Tín thác (tên gọi khác của Hội đồng Quản trị) ở Mỹ hay Hội đồng Quản trị theo Luật Giáo dục Đại học Việt nam đều có quyền quyết định về mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, tổ chức, nhân sự, tài chính, hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế… Như vậy, họ có quyền bổ nhiệm hiệu trưởng phù hợp với quan điểm chính trị của họ và loại bỏ những người mà họ không ưa, cho dù có uy tín học thuật cao. Việc FUV sẽ không có cổ đông như các đại học tư thục khác mà toàn bộ số tiền quyên góp được sẽ do một hội đồng tín thác (HĐTT) độc lập quản lý[1] là điều đáng để suy ngẫm, bởi HĐTT của FUV và đơn vị chịu trách nhiệm huy động vốn cho FUV (TUIV) hiện nay đều do các nhân vật chính trị đứng đầu.
Tự do học thuật ư? Chẳng phải các nhà giáo dục Việt nam đang đòi hỏi trường đại học phải độc lập với chính trị hay sao? Các vị tin rằng các chính trị gia sẽ chỉ gây quỹ, và để cho các nhà khoa học, nhà giáo dục làm chủ trường đại học thật sao? Tôi thì không nghĩ rằng các chủ đề kiểu như thành tích thảm sát dân thường của Kerrey, hoặc các quốc gia khác phản đối những hành vi lố bịch của Mỹ trên đất nước họ như thế nào được tự do thảo luận ở FUV. Mặt khác, trong bài báo “Sự thất bại của các đại học Hoa kỳ ở Trung quốc”, tác giả Harrington phàn nàn rằng các chi nhánh đại học của Mỹ ở Trung Quốc chỉ “chuyển giao bằng cấp, không chuyển giao giá trị”, và coi đó là một thất bại, bởi chính phủ của ông Tập Cận Bình kiểm soát chặt chẽ, không cho phép tự do phát biểu chính trị trong các trường này [17]. Chi nhánh của các trường đại học “100% Hoa kỳ” mà còn như vậy, không khó để hình dung FUV sẽ như thế nào với tư cách là một trường đại học Việt nam, tuân theo luật giáo dục Việt nam.
Dĩ nhiên còn một khả năng nữa. Đó là sau khi đọc bản đề án tù mù, chưa biết sẽ theo mô hình nào, tương lai sẽ ra sao, khởi đầu chỉ thấy các ngành KHXH&NV nặng mùi chính trị, lại do một nhóm chính trị gia đề xuất chứ không thấy bóng dáng các nhà khoa học, chính phủ Việt nam cũng hiểu ra rằng FUV sẽ là một trường với thiên hướng chính trị chứ không trở thành đại học nghiên cứu chất lượng cao như mong đợi, cho nên cương quyết chỉ cho phép thành lập nếu là FUV chấp nhận là trường đại học của VN, tuân theo Luật Giáo dục VN, do bộ giáo dục Việt nam cấp bằng.
Tôi muốn nói thêm một chút về Trung tâm Dân chủ Lập hiến (CCD) của đại học Indiana Bloomington để độc giả hiểu quan điểm của Hoa kỳ đối với Việt nam, mặc dù trung tâm này không liên quan đến FUV. Indiana Bloomington là một trong những đại học lớn và nổi tiếng nhất ở Hoa kỳ về đào tạo chính sách công/hành chính công và luật (Top 3 về chính sách công/hành chính công, và top 25 về luật). Trung tâm CCD của trường này là nơi đào tạo nhiều nhà hoạt động chính trị đối lập, và Việt nam là một trong 5 quốc gia được trung tâm lựa chọn để thúc đẩy nhân quyền, hòa bình, và chính phủ tốt (cùng với Miến điện, Lybia, Liberia, và Nam Sudan) từ 10-15 năm nay [18]. Cuối năm ngoái, Miến điện đã có bầu cử dân chủ sau 25 năm. Liberia thì đã chấm dứt nội chiến từ 2003, nhưng là một trong 2 quốc gia nghèo nhất thế giới, và năm 2013, cả nước không có học sinh nào thi đỗ đại học. Tình hình chính trị ở Nam Sudan đang hỗn loạn và quốc gia này đang trên bờ vực sụp đổ. Còn Lybia, chính Obama đã thừa nhận là sai lầm lớn nhất trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông là đã không chuẩn bị kế hoạch hậu chiến sau khi phương tây tiêu diệt nhà độc tài Ghadafi dẫn đến hỗn loạn ở quốc gia này và khiến cho nhà nước hồi giáo IS trỗi dậy [19]. Như vậy, kết quả sự can thiệp của Mỹ vào nhóm quốc gia này khá phức tạp. Còn nhớ trong quá khứ, Hoa kỳ cũng từng can thiệp thô bạo vào nhiều quốc gia khác để hạ bệ các nhà lãnh đạo có tinh thần dân tộc cao hoặc ít “thân Mỹ”, và dẫn đến thảm họa cho các quốc gia đó. Vậy nên Việt nam có cơ sở để lo ngại khi được Hoa kỳ đưa vào tầm ngắm.
Các chính trị gia Mỹ và đại sứ Ted Osius rất khôn bởi một mặt khẳng định FUV là đại học tư nhân, không liên quan gì đến chính phủ để thoái thác mọi trách nhiệm nếu có bê bối xảy ra. (chẳng hạn vụ bê bối Bob Kerrey). Nhưng mặt khác lại quảng cáo rùm beng FUV được quốc hội Mỹ đầu tư, ngoại trưởng đến cắt băng khánh thành, tổng thống Mỹ đến đọc diễn văn để thu hút công chúng Việt nam. Điều này làm tôi nhớ đến tổ chức Quyên Trợ Quốc Gia vì Dân chủ (NED) khét tiếng của Hoa kỳ ở Washington DC, nơi đào tạo thường xuyên các nhà hoạt động chính trị đối lập cho nhiều quốc gia mà chính phủ các nước này nghe đến đều ngán ngẩm, nhưng cũng chỉ là một tổ chức tư nhân.
Nói tóm lại, FUV chỉ là một thử nghiệm được đầu tư khá nhỏ, chưa biết tương lai sẽ ra sao. FUV được bảo trợ và thao túng bởi một nhóm chính trị Mỹ cho nên sẽ ưu tiên các mục tiêu chính trị hơn là các mục tiêu giáo dục. Và chính vì nhóm chính trị bảo trợ không có lương tâm của các nhà giáo cho nên mới để xảy ra vụ bê bối Bob Kerrey. Sứ mệnh của FUV: “Niềm tin của chúng tôi vào sức mạnh của giáo dục trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia”, chỉ là sự dối trá của nhóm chính trị này khi cố tình chia rẽ và làm tổn thương người Việt. Trong vài năm đầu, giống như rất nhiều trường nước ngoài khác ở VN, FUV có thể sẽ đầu tư cấp nhiều học bổng để thu hút một số lượng lớn sinh viên và tạo dựng uy tín. Tuy nhiên, FUV không phải là thứ ngành giáo dục Việt nam cần nhất hiện nay: một đại học nghiên cứu chất lượng cao.
Tôi không phản đối FUV, nhưng hi vọng công chúng không ảo tưởng về quy mô cũng như tầm quan trọng của nó đối với ngành giáo dục nước nhà, không bị lóa mắt bởi tuyên truyền, quảng cáo, bởi Hoa kỳ chưa chắc đã thực tâm muốn phát triển ngành giáo dục VN như nhiều quốc gia phương tây khác. Cá nhân tôi không nghĩ rằng nó sẽ làm được cái gì hơn vô số chương trình liên kết nước ngoài khác ở Việt nam. Hơn nữa, giáo dục và chính trị vốn là mối quan hệ lành ít dữ nhiều. Xưa nay, các nhà khoa học vẫn luôn luôn đấu tranh chật vật để thoát khỏi ảnh hưởng của giới chính trị gia để được làm chủ trường đại học. Nên nhớ, không ở đâu trên thế giới có trường đại học đa ngành thành công do các chính trị gia bảo trợ và thao túng!!! Cũng không có trường đại học danh tiếng nào trên thế giới lấy nòng cốt là ngành chính sách công, trừ phi đó là một trường chính trị.
Tuy nhiên, tôi cực lực phản đối Bob Kerrey làm chủ tịch FUV. Như đã nêu trong bài “Bob Kerrey - Kẻ phá hoại cộng đồng”[13], ông ta là kẻ chia rẽ cộng đồng và làm tổn thương một bộ phận dân tộc Việt nam. Tâm lý của ông ta có vẻ giống như Chí Phèo “Ai cho tao làm người lương thiện”. Lý lịch vấy máu, tanh tưởi mà cứ đòi giữ những vị trí quan trọng trong ngành giáo dục VN để tự huyễn rằng, mình cũng sạch sẽ, đáng được trân trọng như những người khác. Năm nay ông ta đã 73 tuổi, nghĩa là chỉ còn đi gây quỹ được vài năm nữa. Mọi nỗ lực của ông ta với FUV sẽ là vô nghĩa bởi không thể bù đắp được những tổn hại mà ông ta gây ra trên đất nước này. Nếu thành tâm muốn giúp đỡ Việt nam, ông ta nên ở lại Hoa kỳ, tiếp tục hỗ trợ quan hệ Mỹ-Việt trên các lĩnh vực thương mại, ngoại giao, quân sự, thì sẽ hữu ích hơn nhiều cho VN, ngay cả xét dưới góc độ tài chính, mà không làm tổn thương đến ai.
Cần phải nói thêm, vụ ủng hộ Bob Kerrey ồn ào này có sự kích động của giới hoạt động chính trị đối lập cả trong và ngoài nước. Hầu như tất cả các website của các tổ chức chính trị đối lập lớn và rất đông các nhân vật bất đồng chính kiến đồng loạt viết bài ủng hộ biện minh, thậm chí ca ngợi Kerrey. Có nguồn tin cho rằng, trước nay giới chính trị Mỹ đã hỗ trợ giới hoạt động chính trị đối lập người Việt khá nhiều (ví dụ giúp đỡ các nhân vật chính trị đối lập thoát tù), cho nên đổi lại, giờ đây giới hoạt động chính trị đối lập ở Việt nam phải ngậm đắng nuốt cay nhiệt tình ủng hộ bất kỳ “món quà hôi thối” nào phía Mỹ dành cho Việt nam.
Tôi chợt nhớ đến Nguyên Ngọc, một nhân vật ủng hộ Kerrey cuồng nhiệt, một người từng đi biểu tình chống Trung quốc trong khi có sự ngăn cấm của chính quyền, từng kiện cáo ầm ỹ đài truyền hình Hà nội vì bị đài này gọi là “phản động” vì đi biểu tình, từng ra khỏi Hội nhà văn Việt nam, từng tham gia thành lập “Văn đoàn độc lập”, từng từ chối nhiều giải thưởng văn học của nhà nước. Tôi sẽ không bình luận những việc làm đó là đúng hay sai, nhưng khoảng cách từ những hoạt động ấy đến trở thành đối lập chính trị rất gần. (Có khi ông Ngọc được an ninh Việt nam xếp vào nhóm đối lập chính trị rồi cũng nên!) Nguyên Ngọc khoe là bạn thân của Thomas Vallely, trong khi đang là chủ tịch Hội đồng khoa học của Quỹ Văn hóa Phan Châu trinh. Vụ Vallely được giải thưởng của Quỹ này năm 2014 không biết có phải do ông Ngọc vận động hay không? Về bài viết “về trường hợp Bob Kerrey” của ông Ngọc, tôi chỉ có thể gọi là sự táng tận lương tâm. Chính phủ Mỹ đến tận bây giờ vẫn tôn vinh tấm Huân chương Danh dự của Kerrey vì thành tích tiêu diệt “Việt cộng” - những đồng đội của ông ta một thời, có nghĩa họ không coi là đồng đội của ông ta là đồng nghiệp với Kerrey, bởi không ai tôn vinh kẻ giết đồng nghiệp. Chưa kể, thảm sát dân thường là tội ác mà cả nhân loại ghê tởm, khiến hầu hết người Mỹ quan tâm đến vụ này đều phản đối, chỉ trừ đám “người nhà” của FUV ủng hộ. Thế mà ông ta lớn tiếng ca ngợi sự sám hối của Kerrey là “vỹ đại” và “FUV có được một người đứng đầu như vậy là tuyệt đẹp. Và tôi cho lựa chọn của FUV là thật nhân văn.” . Lại còn so sánh giặc ngoại bang thực sự giết người tương đương với hành vi bộ đội nấp trong dân khiến dân gặp nguy hiểm, mà nếu dân không đồng ý cho nấp thì cũng không nấp được. Giết mấy chục mạng người mà chỉ cần sám hối là xong, thậm chí còn được ông ta tôn lên vị trí nhà khai sáng ở xứ sở y từng gây tội ác!!!
Shakespeare có câu “Quỷ sứ cũng có thể trích dẫn kinh thánh!”. Đạo đức là một môn học thuộc lĩnh vực triết học. Và đối với triết học thì có vô số người đơn giản là không đủ năng lực để tư duy. Dĩ nhiên, không chỉ Nguyên Ngọc mà có đến hàng trăm nhân vật khác, rất nhiều trong số đó không hiểu gì mấy về giáo dục đẳng cấp quốc tế nhưng thích đánh đu với giới chính trị Mỹ, đang “trích dẫn kinh thánh” để biện minh cho một thứ đạo đức quái gở, đi ngược với cả nhân loại [22].
(Tốt nghiệp từ Đại học Bang New York, Hoa kỳ)
[13]Xem bài “Bob Kerrey – Kẻ phá hoại cộng đồng”.