Trợ Cấp Xuất Khẩu Có Thể Dẫn Đến
Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ năm 2006, là thành viên của WTO Việt Nam phải tuân thủ các quy tắc hoạt động, trong đó có Hiệp định SCM.
Xuất khẩu Tôm sang Mỹ có thể phải gánh thêm thuế chống trợ cấp
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố về việc tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador có thể sẽ buộc phải trả thuế chống trợ cấp (CVD) sơ bộ, dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.
Thuế suất chống trợ cấp sẽ có hiệu lực ngay khi DOC công bố thông tin lên Công báo liên bang (Federal Register), dự kiến sẽ diễn ra trong vài ngày tới. Khoản thuế này sẽ được hoàn lại nếu các nhà điều tra xác định rằng các nước nhập khẩu không vi phạm cung cấp trợ cấp bất hợp pháp hoặc nếu hàng nhập khẩu được trợ cấp không gây tổn hại cho ngành tôm Hoa Kỳ. Nhưng quyết định cuối cùng sẽ không được đưa ra cho đến mùa thu hoặc mùa đông năm 2024, nghĩa là các nhà nhập khẩu có thể sẽ phải đối mặt với mức chi phí cho phần lớn thời gian còn lại của năm.
Cụ thể, ngay sau khi quyết định của DOC được công bố chính thức, các nhà nhập khẩu tôm từ Ấn Độ sẽ phải đặt cọc 4,72% đối với tôm nhập khẩu từ Devi Sea Foods; 3,89% từ Sandhya Aqua Exports; 4,36% từ tất cả các nhà cung cấp Ấn Độ khác.
Các nhà nhập khẩu tôm từ Ecuador sẽ phải đặt cọc 13,41% đối với tôm nhập khẩu từ Industrial Pesquera Santa Priscila, 1,69% từ Sociedad Nacional de Galapagos (SONGA) và 7,55% từ tất cả các nhà cung cấp khác của Ecuador. DOC đưa ra quyết định sơ bộ không có trợ cấp đối với các công ty Indonesia, vì vậy tôm Indonesia sẽ không cần đặt cọc.
Đối với tôm Việt Nam, yêu cầu đặt cọc sẽ là 2,84% đối với Soc Trang Seafood Joint Stock Company, 196,41% đối với Thông Thuận và 2,84% đối với tất cả các nhà cung cấp Việt Nam khác.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 2 năm nay đạt 31 triệu USD, giảm 9% so với tháng 2/2023. Lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 72 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Giá trung bình xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ sau khi chạm đáy vào tháng 11/2023, đã có xu hướng tăng trong những tháng đầu năm nay.
Trước đó, vào tháng 11/2023, DOC đã tiếp nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Những Sản phẩm bị điều tra: Tôm nước ấm đông lạnh thuộc các mã HS 0306.17, 1605.21 và 1605.29.
Trong đó, Việt Nam chỉ bị điều tra chống trợ cấp, do sản phẩm tôm nói trên của Việt Nam đang bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá từ năm 2004 đến nay.
Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) nguyên đơn đề nghị DOC khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với cả tôm đông lạnh và tôm tươi từ Việt Nam. Nguyên đơn cáo buộc do tôm tươi nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn đến 95% giá trị của tôm nước ấm đông lạnh, nên các trợ cấp cho các nhà cung cấp tôm tươi của Việt Nam cũng được coi là trợ cấp dành cho các nhà SXXK tôm đông lạnh của Việt Nam.
Nguyên đơn cáo buộc rằng sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh và tôm tươi nhập khẩu từ Việt Nam đang nhận được một loạt các chương trình trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất tôm nội địa của Hoa Kỳ. Nguyên đơn đã cáo buộc tổng số 40 chương trình, thuộc các nhóm như: cho vay và đảm bảo; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn các khoản phải thu (miễn thuế nhập khẩu, miễn thủy lợi phí…); ưu đãi miễn/giảm tiền thuê đất; xúc tiến xuất khẩu và các chương trình hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, cấp vốn cho nghiên cứu phát triển và nuôi trồng giống mới… Trong đó, Nguyên đơn cáo buộc một danh sách các chương trình thuộc Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Trợ cấp xuất khẩu được sử dụng ở nhiều quốc gia như một biện pháp hỗ trợ và bảo vệ ngành xuất khẩu. Tuy nhiên nó đem đến nhiều tác động tiêu cực cho hoạt động thương mại quốc tế, thậm chí là mối quan hệ ngoại giao.
Trợ cấp xuất khẩu là một trong những biện pháp được WTO xếp vào nhóm trợ cấp. Vậy trợ cấp là gì? Theo WTO thì trợ cấp là việc Chính phủ dành cho một hoặc một nhóm doanh nghiệp trong ngành nghề nhất định những lợi ích mà ở điều kiện hoạt động bình thường, doanh nghiệp đó không thể có được.
Từ định nghĩa trên có thể hiểu trợ cấp xuất khẩu (Export subsidies) là việc Chính phủ cung cấp các khoản hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu mà các doanh nghiệp khác không có, nhằm tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp đó.
Các quốc gia khi trở thành thành viên của WTO phải cam kết không thực hiện các biện pháp trợ cấp xuất khẩu, nếu không sẽ phải chịu các chế tài theo quy định của WTO.
Trợ cấp xuất khẩu là một trong những biện pháp hỗ trợ của Chính phủ cho ngành xuất khẩu
Theo Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM) thì trợ cấp xuất khẩu xảy ra trong các trường hợp như:
Dựa vào các quy định của WTO trong Hiệp định SCM thì trợ cấp được chia thành ba loại:
* Trợ cấp đèn đỏ: Các biện pháp này bị cấm hoàn toàn
Trợ cấp đèn đỏ được quy định tại Điều 3 và được xác định là việc Chính phủ trợ cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Các biện pháp trợ cấp đèn đỏ thực bị cấm hoàn toàn:
* Trợ cấp đèn vàng: Không bị cấm nhưng là đối tượng của các biện pháp đối kháng
Khác với các biện pháp trợ cấp bị cấm trực tiếp, trợ cấp đèn vàng bao gồm các loại trợ cấp mang tính đặc thù, không phổ biến và thường chỉ áp dụng đối với đối tượng giới hạn trong phạm vi như:
Chính vì vậy mà những tác động của các biện pháp này chỉ dừng ở mức không gây ra những tác động bất lợi cho các quốc gia thành viên.
Việc xác định ảnh hưởng và hậu quả của biện pháp này bao gồm các tiêu chí như:
Tuy vẫn được phép thực hiện các biện pháp trợ cấp nhưng Chính phủ quốc gia là thành viên của WTO cần đặc biệt chú ý đến ảnh hưởng và tính nhạy cảm của nó vì có thể gây ra các khiếu kiện về thương mại.
* Trợ cấp đèn xanh: Được phép thực hiện mà không bị khiếu nại hoặc khởi kiện
Trợ cấp đèn xanh là các biện pháp trợ cấp mà doanh nghiệp được phép thực hiện, bao gồm:
Riêng đối với các sản phẩm nông nghiệp thì cần xem thêm các 6 loại hình trợ cấp xuất khẩu phải cắt giảm theo Hiệp định nông nghiệp AOA.
Về nguyên tắc, trợ cấp xuất khẩu luôn nằm trong nhóm trợ cấp bị cấm trực tiếp, tuy nhiên trong một số trường hợp thì các quốc gia vẫn được miễn trừ một số nội dung liên quan đến trợ cấp xuất khẩu.
Nội dung về miễn trừ trách nhiệm được quy định tại Điều 27 Hiệp định SCM, theo đó:
Trợ cấp xuất khẩu (Export Subsidies)
Theo quy định của WTO, trợ cấp là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp những lợi ích mà trong điều kiện thường doanh nghiệp không thể có được.
Trợ cấp xuất khẩu trong tiếng Anh gọi là Export Subsidies. Đây là những khoản hỗ trợ của Chính phủ (hoặc cơ quan công cộng) cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu, có tác động làm tăng khả năng xuất khẩu của sản phẩm.
Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Subsidies and countervailing measures – SCM) coi các trường hợp có trợ cấp là:
- Chính phủ trực tiếp cấp tiền (cấp vốn, cho vay ưu đãi hoặc góp cổ phần)
- Chính phủ bảo lãnh các khoản vay.
- Chính phủ miễn các khoản thu lẽ ra doanh nghiệp phải đóng như các loại thuế, phí.
- Chính phủ cung ứng các loại hàng hóa, dịch vụ hay tiêu thụ hàng hóa giúp một doanh nghiệp nào đó.
Hiệp định SCM chia trợ cấp thành 3 loại:
Trợ cấp đèn đỏ: là loại trợ cấp trực tiếp, bao gồm:
- Chương trình cung ứng tiền liên quan đến thưởng xuất khẩu hoặc cung cấp đầu vào với những điều kiện ưu đãi.
- Miễn thuế trực thu hoặc giảm thuế gián thu đối với sản phẩm xuất khẩu vượt quá mức thuế đánh vào sản phẩm tương tự bán trong nước.
- Hoàn lại quá mức thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu.
- Bảo hiểm xuất khẩu với phí bảo hiểm không đủ trang trải chi phí dài hạn của chương trình bảo hiểm (phí mua bảo hiểm hàng xuất khẩu quá nhỏ so với mức cần thiết được qui định)
- Lãi suất tín dụng xuất khẩu thấp hơn lãi suất đi vay của Chính phủ.
Tất cả các trường hợp trên đều coi như trợ cấp ở dạng đèn đỏ (trợ cấp trực tiếp) và bị cấm sử dụng. Nếu chứng minh được hàng xuất khẩu đã hưởng một trong các loại trợ cấp trên, nước nhập khẩu được phép dùng các biện pháp đối kháng trừng phạt.
Trợ cấp đèn vàng: là loại trợ cấp mang tính đặc thù, không phổ biến, đối tượng nhận trợ cấp được giới hạn trong phạm vi: một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp; một lình vực công nghiệp hay một nhóm ngành công nghiệp; một khu vực địa lí được qui định rõ nằm trong phạm vi quyền hạn của cơ quan thẩm quyền cấp phép (ví dụ, trợ cấp cho khu vực lũ lụt).
Trợ cấp loại này được thực hiện, nhưng chỉ dừng ở mức "không gây tác động bất lợi cho các nước thành viên". Các tác động bất lợi bao gồm: ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất của nước nhập khẩu (gây thất nghiệp, sản xuất giảm sút …); làm vô hiệu hóa và suy yếu các ưu đãi thuế quan đã đạt được trong đàm phán thương mại; làm tổn thất đến quyền lợi nước khác.
Trợ cấp đèn xanh là loại trợ cấp được thực hiện mà không bị khiếu kiện, bao gồm:
- Hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ do công ty tiến hành
- Trợ cấp nhằm điều chỉnh những phương tiện sản xuất thích nghi với những đòi hỏi về môi trường, miễn là trợ cấp một lần và giới hạn ở mức 20% chi phí cho việc thích nghi đó (ví dụ nâng cấp cơ sở hạ tầng)
- Hỗ trợ những ngành sản xuất nằm trong các vùng khó khăn